Bệnh viện Thanh Nhàn mới đây tiếp nhận 2 bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tụt huyết áp, rối loạn nhịp thất phức tạp do ngộ độc Aconitin sau uống 100ml rượu ngâm củ ấu tẩu.
Củ ấu tàu thường được dùng trong Đông y làm rượu thuốc để xoa bóp chữa các chứng đau, tê, nhức, mỏi. Tuy nhiên, trong thành phần của nó chứa aconitin là một chất rất độc. Củ ấu tàu còn gọi là ô đầu, ú tầu, gấu tầu, củ gấu rừng. Ảnh: BV
Bệnh nhân N.V.H (nam, 49 t.uổi) có t.iền sử tăng huyết áp – đái tháo đường type 2, có sử dụng rượu ngâm củ ấu tàu cùng bệnh nhân N.H.Q (nam, 68 t.uổi, cùng trong gia đình). Sau uống khoảng 30 phút, cả 2 bệnh nhân đều có biểu hiện tê môi, tê đầu lưỡi, chóng mặt, đau tức nặng ngực, được đưa vào khoa Cấp cứu Bệnh viện Thanh Nhàn là giờ thứ 2.
Lúc vào viện, bệnh nhân N.V.H được chẩn đoán: Ngộ độc Aconitin biến chứng rối loạn nhịp thất phức tạp – toan chuyển hóa rất nặng, được xử trí đặt sonde dạ dày rửa dạ dày, dùng các thuốc vận mạch, chống rối loạn nhịp thất bằng Lidocain 2%, lọc m.áu liên tục để giải quyết tình trạng toan chuyển hóa.
Sau lọc m.áu 12 giờ, tình trạng bệnh nhân cải thiện tốt, hết toan chuyển hóa, không còn rối loạn nhịp thất. 2 ngày sau điều trị bệnh nhân được xuất viện.
Theo Bệnh viện Thanh Nhàn, củ ấu tàu là rễ củ của cây ô đầu Việt Nam, thường mọc hoang ở vùng núi phía Bắc như Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang…Trong đông y, loại củ này thường được dùng trong Đông y làm rượu thuốc để xoa bóp chữa các chứng đau, tê, nhức, mỏi. Tuy nhiên, trong thành phần có chứa aconitin là một chất rất độc. Nhiều tài liệu mô tả liều từ 0,02-0,05 mg/kg thể trọng có thể gây c.hết người.
Trong trường hợp uống nhầm rượu ngâm củ ấu tàu hoặc bệnh nhân tự ý dùng thuốc có chứa aconitin, chất này ngấm rất nhanh qua da và niêm mạc dạ dày, ruột để vào m.áu gây nên các triệu chứng: đầu tiên là các rối loạn cảm giác tại chỗ, cảm giác kiến bò ở lưỡi rồi mất hết cảm giác dẫn tới tê môi, lưỡi, họng và mặt, đôi khi gây cảm giác như đầu to ra; các chi cũng có thể mất cảm giác.
Các triệu chứng khác thường gặp là: cảm thấy lo sợ, khó chịu, buồn bã chân tay, tiếp theo là các rối loạn thần kinh thực vật: buồn nôn, vã mồ hôi, chảy nước dãi, co giật thớ cơ, có thể ngất, hạ thân nhiệt, khó thở, rối loạn nhịp tim…
Vì củ ấu tàu rất độc nên bác sĩ khuyến cáo người dân tuyệt đối không tự ý sử dụng. Khi dùng các chế phẩm thuốc có thành phần là củ ấu tàu phải hết sức thận trọng và theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc có kinh nghiệm. Không tự chế biến củ ấu tàu làm thức ăn. Các loại rượu ngâm ấu tàu dùng để xoa bóp phải dán nhãn rõ ràng, cất giữ nơi an toàn, xa tầm tay t.rẻ e.m và để tránh nhầm lẫn khi sử dụng.
Khi có biểu hiện ngộ độc cần nhanh chóng xử trí cấp cứu ban đầu, sau đó đưa bệnh nhân tới bệnh viện nơi có khả năng cấp cứu, chống độc hoặc trung tâm chống độc để xử trí kịp thời.
Quảng Nam: Ăn cá nóc, 3 ngư dân nguy kịch
Sáng 31/1, Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận 4 bệnh nhân (3 trường hợp nguy kịch, 1 bệnh nhân ổn định), là những ngư dân đ.ánh cá tại vùng ven biển xã Tam Hải, huyện Núi Thành bị ngộ độc vì ăn cá nóc.
Các ngư dân ăn cá nóc ngộ độc đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam.
Trước đó, vào lúc 17h ngày 28/1, 4 nạn nhân gồm: L.V.V. (50 t.uổi), N.V.C. (55 t.uổi), B.V.B. (35 t.uổi), Đ.D.N. (41 t.uổi), tất cả cùng trú tại xã Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam được đưa vào Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam cấp cứu, trong đó 3 bệnh nhân gồm V., C. và B. trong tình trạng đau đầu, nôn ói, tiếp xúc chậm, tê lưỡi và bệnh nhân N. chỉ đau đầu nhẹ.
Theo ông Đ.D.N. chia sẻ, trưa 18/1, sau khi bắt được 3 con cá nóc, do nghĩ cá nóc không có độc nên đã làm thịt ăn. Sau khi ăn vào khoảng 30 phút thì 3 người bạn của ông N. có biểu hiện đau đầu, nôn ói. Tuy có các triệu chứng bị ngộ độc cá nóc nhưng mãi đến 17h cùng ngày các nạn nhân mới được người thân đưa tới bệnh viện cấp cứu. Đến chiều 29/1, ông N. điều trị tại khoa Nội tiêu hóa được xuất viện và 3 người còn lại điều trị tại bệnh viện và sức khỏe dần ổn định, đã qua cơn nguy kịch.
Bác sĩ Trịnh Thị Mai Linh, Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam khuyến cáo: “Cá nóc là loại cá nguy hiểm, người dân không nên sử dụng cá nóc làm thực phẩm để chế biến món ăn. Bởi vì trong cá này có độc tố tetrodotoxin, khi ăn cá nóc người bệnh sẽ có biểu hiện tê cứng đầu lưỡi, mệt mỏi, hốt hoảng, yếu tứ chi, tụt huyết áp, mất ý thức, yếu liệt tay chân và có khả năng suy hô hấp dẫn đến tử vong”.