Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt và acid folic tăng lên rất cao nên hầu hết phụ nữ bị thiếu m.áu do thiếu sắt.
Việc thiếu m.áu do thiếu sắt kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Mẹ bầu phải chú ý bổ sung sắt đầy đủ, đúng cách để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Tầm quan trọng của sắt đối với bà bầu
Sắt có vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể. Thiếu m.áu thiếu sắt xảy ra khi cơ thể không có đủ sắt đáp ứng được nhu cầu tạo hồng cầu. Hậu quả khiến chúng ta cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng, giảm hoạt động thể chất và suy giảm nhận thức. Thiếu sắt làm tăng nguy cơ n.hiễm t.rùng, giảm sức đề kháng, dễ bị các loại virus và vi khuẩn tấn công do sắt có liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt và acid folic tăng lên rất cao nên hầu hết phụ nữ bị thiếu m.áu do thiếu sắt. Việc thiếu m.áu do thiếu sắt kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Ảnh minh họa
Trước khi mang thai, cơ thể người phụ nữ cần 15mg sắt và khoảng 200mcg acid folic mỗi ngày. Khi có thai, lượng sắt và acid folic cần cho cơ thể sẽ tăng gấp đôi (khoảng 30mg sắt/ngày, 400mcg acid folic/ ngày). Phụ nữ nên uống bổ sung acid folic từ trước khi mang thai 1-3 tháng và lần đầu tiên phát hiện có thai uống ngay viên acid folic kèm sắt mỗi ngày, uống kéo dài tới sau khi sinh một tháng.Nên lựa chọn sắt có chứa 60mg sắt nguyên tố, 400mcg acid folic.
Ở phụ nữ có thai, lượng huyết tương và lượng m.áu của mẹ tăng lên trong thời kỳ mang thai, cần nhu cầu sắt rất nhiều. Nhau thai là một cơ quan có hoạt động trao đổi chất cao so với nhu cầu sắt lớn, vì vậy nó cũng làm tăng nhu cầu sắt ở bà mẹ. Ngoài ra, thai cần sắt cho nhu cầu trao đổi chất và cung cấp oxy cũng như để nạp lượng sắt dự trữ sẽ được sử dụng trong m.áu 6 tháng đầu đời sau sinh. Vì thế, việc bổ sung đủ lượng sắt hàng ngày theo nhu cầu nhằm giảm nguy cơ thiếu m.áu, nhẹ cân và sinh non ở bà mẹ mang thai.
Hậu quả quả thiếu m.áu, thiếu sắt
Thiếu m.áu gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi, nguy cơ sảy thai cao; Sinh non, sinh con nhẹ cân, tăng nguy cơ băng huyết c.hảy m.áu, nhiễm khuẩn sau sinh.
Thiếu acid folic có thể làm tăng nguy cơ khuyết tật ống thần kinh của thai nhi (nứt đốt sống và não úng thủy…). Ăn không ngon, giảm cảm giác ngon miệng, dẫn đến suy giảm miễn dịch.
Nếu mẹ bầu không được bổ sung sắt trong thai kỳ có thể dẫn đến nguy cơ thiếu m.áu do thiếu sắt, gây nên các hiện tượng như chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, kém tập trung, da xanh xao… nghiêm trọng hơn có thể gây ra các biến chứng cho mẹ như n.hiễm t.rùng, băng huyết sau sinh, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, rối loạn k.inh n.guyệt, trầm cảm sau sinh và đặc biệt là ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển về não bộ của em bé.
Cách bổ sung sắt đúng cách cho bà bầu
Đối với người phụ nữ trong thời kỳ mang thai nhu cầu về sắt tăng lên rất cao, do đó ngoài việc bổ sung bằng viên uống cần bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu sắt trong bữa ăn hàng ngày.
Các loại thực phẩm giàu sắt và acid folic
Sắt có nhiều trong các thực phẩm như các loại thịt đỏ (chó, bò, lợn…), tim, gan, thịt gia cầm, cá, nghêu, hàu, lòng đỏ trứng, các loại đậu, ngũ cốc, các loại rau có lá xanh đậm, bông cải, bí ngô, và trái cây khô. Trong đó, sắt có nguồn gốc động vật hấp thu tốt hơn sắt có nguồn gốc thực vật. Acid folic có thể được tìm thấy trong trái cây và nước trái cây, chuối, các loại rau lá xanh đậm, các loại đậu và tăng cường bánh mì, ngũ cốc và mì ống.
Thực phẩm giàu sắt non-heme: thực phẩm giàu sắt dạng non-heme hay không heme thường có ở trong các loại ngũ cốc, các loại đậu tươi được nấu chín, mật đường, các loại rau như rau muống hoặc măng tây… Việc hấp thu sắt ở dạng không heme sẽ phụ thuộc vào sự có mặt của một số chất làm tăng hoặc cản trở việc hấp thụ sắt.
Nếu mẹ bầu không được bổ sung sắt trong thai kỳ có thể dẫn đến nguy cơ thiếu m.áu do thiếu sắt, gây nên các hiện tượng như chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, kém tập trung, da xanh xao… Ảnh minh họa
Những lưu ý
Khi bổ sung thêm viên thuốc sắt, mẹ bầu cần biết rằng sắt là chất dinh dưỡng khó hấp thu, do vậy nên uống viên sắt lúc bụng đói và uống kèm với các loại nước giàu vitamin C như nước cam, nước chanh… Uống sắt sau ăn 1-2 giờ để cơ thể được hấp thụ sắt tốt nhất.
Không dùng thuốc sắt cùng thời điểm với sữa, canxi hay thực phẩm giàu canxi vì canxi làm cản trở khả năng hấp thụ sắt. Vì vậy, thời điểm uống canxi và sắt phải cách xa nhau.
Tránh bổ sung sắt quá liều lượng trong một thời gian dài có thể gây ra nguy cơ xơ gan, bệnh cơ tim… Những bệnh thiếu m.áu không do thiếu sắt (thiếu m.áu huyết tán, thiếu m.áu do nhiễm độc chì, thiếu m.áu do bệnh Thalassemie, suy tủy…) thì không được dùng loại thuốc có sắt.
Việc bổ sung sắt có thể có một số tác dụng phụ như gây nóng trong người hoặc táo bón, vì vậy khi sử dụng viên bổ sung sắt, mẹ bầu cần uống nhiều nước, ăn thêm các thực phẩm giàu chất xơ để phòng táo bón. Bên cạnh đó nên uống sắt với nước đun sôi để nguội hoặc nước khoáng, tránh uống chung sắt với nước trà, cà phê vì các loại đồ uống này có thể làm giảm hấp thu sắt.
Nếu bổsung sắt không đúng cách có thể mang đến những tác dụng phụ không mong muốn cho mẹ bầu. Vì thế khi sử dụng các viên uống bổ sung sắt cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý mua thuốc bổ sung sắt khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Vitamin và khoáng chất nào tốt cho mẹ bầu?
Vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong tất cả các chức năng của cơ thể. Ăn các thực phẩm lành mạnh và uống vitamin trước khi sinh đầy đủ mỗi ngày, có thể giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.
Khi mang thai, bạn cần nhiều vitamin và khoáng chất hơn. Dinh dưỡng tốt trong thai kỳ là rất quan trọng cho sự phát triển của em bé và mẹ khỏe mạnh. Một số chất còn giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh…
1. Một số vitamin và khoáng chất cần thiết cho ‘mẹ bầu’
– Axit folic: Axit folic còn được gọi là folate, là một loại vitamin rất quan trọng trong thai kỳ. Axit folic có thể giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở não và cột sống thai nhi (dị tật ống thần kinh). Nghiên cứu cho thấy, khiếm khuyết ống thần kinh phát triển trong 28 ngày đầu tiên thụ thai. Do đó, việc bổ sung axit folic trước khi mang thai lại rất quan trọng.
Thông thường, khi mang thai cơ thể bà bầu mỗi ngày cần 600 microgram axit folic. Tuy nhiên, khó có thể đo được lượng axit folic từ thực phẩm hàng ngày. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên uống vitamin dành cho bà bầu hàng ngày với hàm lượng ít nhất là 400 microgam/ngày từ 1 tháng trước khi mang thai và trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ.
Chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho bà bầu đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể và thai nhi.
– Sắt:Sắt được sử dụng để tạo ra lượng m.áu bổ sung cho cơ thể mẹ và bé trong thai kỳ. Ngoài việc uống vitamin trước khi sinh có chứa sắt, bà bầu nên ăn các thực phẩm giàu chất sắt (như đậu, đậu lăng, ngũ cốc, thịt bò, gà tây, gan và tôm…) và những thực phẩm giúp cơ thể hấp thụ chất sắt (bao gồm cam, bưởi, dâu tây, bông cải xanh và ớt).
Thiếu m.áu thiếu sắt ở phụ nữ khi mang thai và cho con bú là vấn đề sức khỏe toàn cầu. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị bổ sung hàng ngày 30-60 mg sắt nguyên tố (300 mg sắt sunfat tương đương với 60 mg sắt nguyên tố) cùng với axit folic. Điều này có thể ngăn ngừa các biến chứng khi mang thai như thiếu m.áu, sinh non, trẻ nhẹ cân và n.hiễm t.rùng sau khi sinh.
Việc bổ sung đủ vitamin và khoáng chất giúp mẹ bầu và thai nhi khỏe mạnh.
– Vitamin D: Vitamin D đặc biệt quan trọng trong thai kỳ, giúp điều chỉnh lượng canxi và phốt phát trong cơ thể. Những chất dinh dưỡng này giữ cho xương, răng và cơ bắp khỏe mạnh và phát triển. Vitamin D cũng rất cần thiết cho làn da và thị lực khỏe mạnh. Mẹ bầu cần tiêu thụ liều 600 IU vitamin D/ngày.
Vitamin D được tổng hợp ở da người khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Nếu không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, mẹ bầu có thể sử dụng chất bổ sung chứa vitamin D và kết hợp với tăng cường tiêu thụ các thực phẩm sữa tăng cường và ngũ cốc ăn sáng, cá béo (cá hồi và cá thu), dầu gan cá và lòng đỏ trứng…
– Canxi: Canxi là một khoáng chất giúp hình thành xương và răng của thai nhi. Canxi cũng giúp mẹ bầu duy trì mật độ xương và ngăn ngừa chân tay tê bì, chuột rút do hạ canxi huyết trong thai kỳ.
Sữa và các sản phẩm từ sữa khác như phô mai và sữa chua là nguồn cung cấp canxi tốt nhất. Ngoài ra bông cải xanh, thực phẩm tăng cường (ngũ cốc, bánh mì và nước trái cây), hạnh nhân và hạt vừng, cá mòi hoặc cá cơm có xương và các loại rau lá xanh đậm… cũng có nhiều canxi.
Bà bầu nên bổ sung 1200mg canxi/ngày thông qua các loại viên uống vitamin cho bà bầu. Với những bà bầu không hấp thụ đủ canxi qua chế độ ăn uống có thể cần bổ sung liều cao hơn.
– Vitamin C:Vitamin C cũng rất quan trọng với phụ nữ mang thai. Nếu thiếu vitamin C trong thai kỳ, thai nhi có thể không phát triển toàn diện, bà bầu dễ bị c.hảy m.áu chân răng, da khô, tóc khô chẻ ngọn, chậm lành vết thương.
Việc bổ sung đủ vitamin C giúp hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, giúp xây dựng xương và cơ bắp chắc khỏe. Có thể nhận đủ lượng vitamin C trong các thực phẩm hàng ngày, từ trái cây và nước ép cam quýt, dâu tây, bông cải xanh và cà chua.
Nếu chế độ ăn không đủ dinh dưỡng có thể dùng thêm chất bổ sung vitamin C. Lưu ý, không nên tự ý dùng vitamin C mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Mẹ bầu nên bổ sung đều đặn 110mg vitamin C/ngày trong suốt thai kỳ để duy trì cơ thể khỏe mạnh.
Vitamin tổng hợp không thể thay thế cho một chế độ ăn uống cân bằng. Điều quan trọng là bà bầu phải ăn uống lành mạnh ngay cả khi đang dùng vitamin tổng hợp.
– Vitamin B:Vitamin B, bao gồm B1, B2, B6, B9 và B12 là những chất dinh dưỡng quan trọng trong thai kỳ. Những vitamin này cung cấp năng lượng cho sự phát triển của thai nhi, thúc đẩy tầm nhìn tốt, xây dựng nhau thai. Ăn thực phẩm giàu vitamin B bao gồm thịt lợn, thịt gà, chuối, đậu, ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì.
Liều vitamin B cần bổ sung là B1 (1.4 mg), B2 (1, 4mg); B3 (18 mg), B6 (1,9mg); B12 (2.6 mcg).
Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần bổ sung thêm:
– Choline đóng vai trò trong sự phát triển trí não của thai nhi. Choline cũng có thể giúp ngăn ngừa một số dị tật bẩm sinh phổ biến. Mặc dù cơ thể tự sản xuất một số choline nhưng không đủ để đáp ứng mọi nhu cầu khi đang mang thai. Choline không có trong hầu hết các loại vitamin dành cho bà bầu. Vì vậy, cần bổ sung 450 mg choline mỗi ngày khi mang thai, có trong thịt gà, thịt bò, trứng, sữa, các sản phẩm từ đậu nành và đậu phộng.
– Omega-3 quan trọng cho sự phát triển trí não trước và sau khi sinh. Các nghiên cứu cho thấy omega-3 có thể làm giảm nguy cơ sinh non và sinh con nhẹ cân. Hạt lanh (dạng xay hoặc dạng dầu) là nguồn cung cấp omega-3 dồi dào. Các nguồn cung cấp omega-3 khác bao gồm bông cải xanh, dưa đỏ, đậu tây, rau bina, súp lơ trắng và quả óc chó.
Một số loại cá có hàm lượng thủy ngân cao hơn những loại khác. Thủy ngân là kim loại có liên quan đến dị tật bẩm sinh. Lưu ý, không ăn cá ngừ mắt to, cá thu vua, cá marlin, cá cam, cá mập, cá kiếm hoặc cá ngói. Hạn chế cá ngừ trắng.
2. Lưu ý khi dùng vitamin bổ sung trong quá trình mang thai
– Vitamin tổng hợp là sự kết hợp của nhiều loại vitamin và khoáng chất khác nhau, thường dùng dưới dạng viên nén. Một số loại vitamin tổng hợp được thiết kế đặc biệt dành cho phụ nữ mang thai và sẽ đáp ứng hầu hết nhu cầu vitamin của bà bầu. Nhưng vitamin tổng hợp không thể thay thế cho một chế độ ăn uống cân bằng. Điều quan trọng là phải ăn uống lành mạnh ngay cả khi đang dùng vitamin tổng hợp.
– Một số loại vitamin có thể gây buồn nôn ở phụ nữ mang thai. Có thể trao đổi với bác sĩ để đổi loại vitamin khác phù hợp hơn, giảm nguy cơ buồn nôn.
– Chất sắt trong vitamin dành cho bà bầu có thể gây táo bón. Để giảm táo bón, nên ăn nhiều chất xơ: Ngũ cốc nguyên hạt, trái cây (chuối, táo và quả mọng), đậu lăng và đậu Hà Lan, uống nhiều nước. Đồng thời nên tập thể dục với cường độ vừa phải, khoảng 2,5 giờ mỗi tuần. Ngoài ra, có thể dùng thuốc làm mềm phân theo chỉ định của bác sĩ…
– Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng bất kỳ chất bổ sung vitamin nào để đảm bảo vitamin được dùng đúng liều lượng, đúng đối tượng và đúng thời gian…