Mua thật nhiều thực phẩm sống lẫn chín rồi bảo quản đồ ăn đến chật tủ lạnh là thói quen của không ít người nội trợ trong dịp Tết.
Điều này có thể vô tình biến tủ lạnh thành thùng rác.
Do nhà đông người, mẹ tôi luôn chất đầy tủ lạnh đồ ăn sống lẫn chín, nấu nướng dư thừa rất nhiều mỗi dịp nghỉ Tết Âm lịch. Đồ ăn, rau dưa hư hỏng, tủ lạnh cũng muốn bốc mùi. Mong bác sĩ tư vấn thêm về chuyện tích trữ và bảo quản đồ ăn, tôi lo rằng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn vệ sinh. (Ngân Anh, Đồng Nai)
Thạc sĩ, bác sĩ Hà Phương Thuỳ, Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) trả lời:
Việc tích trữ nhiều đồ ăn trong tủ lạnh có ảnh hưởng đến sức khỏe không là câu hỏi rất nhiều chị em nội trợ quan tâm, đặc biệt trong kỳ nghỉ Tết dài ngày.
Vấn đề đầu tiên có thể nhìn thấy là tâm lý tích trữ thực phẩm quá nhiều sẽ gây quá tải trong việc bảo quản, đặc biệt là với chiếc tủ lạnh. Chúng ta đừng biến tủ lạnh thành thùng rác.
Thực tế, khi dự trữ quá nhiều thức ăn trong thời gian càng lâu thì hàm lượng dinh dưỡng càng giảm, đồng thời mang theo nguy cơ biến chất và gây độc cho thực phẩm. Vì vậy, tốt nhất chúng ta nên mua và sử dụng thực phẩm trong vòng 2-3 ngày.
Bên cạnh đó, cách bảo quản thực phẩm cũng rất quan trọng. Với mỗi loại thực phẩm khác nhau, chúng ta cần sơ chế và bảo quản khác nhau. Cụ thể như sau:
– Đối với thực phẩm sống như thịt cá, người nội trợ nên sơ chế và cắt miếng, để hộp đậy kín, trữ trong ngăn đông tủ lạnh nếu chưa dùng. Khi cần sử dụng, bạn rã đông rồi dùng hết phần thịt cá đó, không cấp đông lại một lần nữa.
– Đối với rau xanh, trái cây, củ quả: Rau và trái cây cần rửa sạch, để ráo, bọc kín và để vào ngăn mát tủ lạnh. Củ quả có thể không cần rửa, khi nào sử dụng thì gọt vỏ hoặc ngâm nước.
– Đối với thực phẩm đã chế biến như thịt kho trứng, chân giò hầm măng, khổ qua nhồi thịt: Gia đình nên nấu vừa đủ dùng trong 2-3 ngày, ăn phần nào sẽ lấy phần đó, tránh hâm đi hâm lại nhiều lần.
– Đối với bánh chưng, bánh tết: Loại bánh này nên bảo quản nơi thoáng mát, không nhất thiết phải để trong tủ lạnh. Nếu bánh có dấu hiệu cứng lại, có thể chiên, hấp, luộc lại và sử dụng bình thường.
– Đối với các loại chả lụa, nem chua: Bạn nên bỏ phần vỏ bên ngoài để tránh tình trạng “đổ mồ hôi” rồi lưu trữ trong ngăn mát tủ lạnh, nên dùng hết trong 2 ngày sau khi mở ra.
– Đối với đồ hộp: Cần chú ý hạn sử dụng, nhãn mác, tên nhà sản xuất để đảm bảo đồ hộp an toàn và có chất lượng. Tuyệt đối không sử dụng nếu đồ hộp có dấu hiệu hư hỏng, hộp bị móp, bị phồng hoặc biến dạng.
Tiếc mấy cũng đừng để 3 món này vào tủ lạnh, không ngộ độc cũng ôm bệnh
Theo các chuyên gia, có một số thực phẩm sau khi nấu xong đừng trữ trong tủ lạnh để lần sau ăn, bởi chúng rất dễ sinh ra độc tố.
Hầu như gia đình nào cũng từng để thừa đồ ăn do nấu quá nhiều. Lúc này, vì muốn tiết kiệm nên đa phần mọi người đều cất trữ trong tủ lạnh, khi nào cần sẽ mang ra hâm nóng ăn cho đỡ phí. Tuy nhiên các chuyên gia cảnh báo rằng, không phải thực phẩm nào cũng có thể bảo quản bằng cách này được.
Cụ thể, đồ ăn đã chế biến để càng lâu thì nguy cơ hỏng càng cao, vi khuẩn sinh sôi càng nhiều. Một khi bạn ăn phải các vi khuẩn này, bạn dễ mắc các bệnh như viêm dạ dày, ruột cấp tính, thậm chí là các bệnh nguy hiểm như ung thư… Chưa kể đồ ăn để tủ lạnh còn bị hao hụt giá trị dinh dưỡng, ăn vào không còn tốt nữa.
Trữ đồ ăn thừa trong tủ lạnh là việc quen thuộc của nhiều gia đình.
Theo Amritha K – chuyên gia dinh dưỡng tại Boldsky, sau đây là 3 thực phẩm không nên để tủ lạnh vì hâm nóng lại ăn sẽ không tốt cho sức khỏe:
– Trứng đã qua chế biến
Có lẽ một trong những món “khoái khẩu” của nhiều người là các loại trứng chiên tái, trứng lòng đào… vì chúng khá thơm ngon. Thế nhưng, bạn chỉ nên ăn lúc vừa chế biến xong và tuyệt đối đừng cất trong tủ lạnh. Bởi trứng là món ăn giàu dưỡng chất nên có môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
Ngoài ra, khi trứng để bên ngoài môi trường có nhiệt độ từ 10 độ C trở lên, nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật gây hại, tạo nên tác nhân gây hại cho dạ dày và đường ruột. Nếu ăn trứng đã để qua đêm, bạn sẽ những triệu chứng như đầy hơi, tiêu chảy hay thậm chí là rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng.
Thêm vào đó, nếu luộc trứng chín hoàn toàn, nấm trong trứng sẽ bị t.iêu d.iệt hoàn toàn. Nhưng nếu để qua đêm, nấm sẽ phát triển mạnh và sản sinh cực nhanh. Protein trong trứng bị p.hân h.ủy một lượng lớn sinh ra chất độc hại, gây khó chịu đường tiêu hóa sau khi ăn và các triệu chứng như chướng bụng, tiêu chảy, đau bụng…
Trứng để qua đêm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và sinh sôi.
Vậy nên hãy chế biến trứng vừa đủ ăn, không nên để thừa rồi cất tủ lạnh. Nếu có lỡ thừa thì nên bỏ đi, tốt nhất đừng tiết kiệm kẻo “ôm bệnh vào thân”.
– Khoai tây
Khoai tây là một loại thực phẩm được nhiều người yêu thích, đặc biệt là khi chiên lên sẽ giòn và thơm, già hay trẻ đều thích. Chính vì thế, nhiều gia đình thường làm nhiều khoai tây để ăn, đôi lúc thừa sẽ để vào tủ lạnh cho lần sau. Tuy nhiên các chuyên gia cảnh báo rằng, đây là một việc bạn nên bỏ ngay kẻo gây hại sức khỏe.
Tuy khoai tây giàu protein và chất xơ, nhưng nếu bạn hâm đi hâm lại quá nhiều lần, những dưỡng chất này sẽ mất đi, thậm chí khiến khoai tây có mùi khó chịu. Thêm vào đó, khoai tây để lâu ngày sẽ bị vi khuẩn xâm nhập, làm biến đổi dinh dưỡng thành những độc tố gây ngộ độc, đầy bụng, khó tiêu… cho người ăn phải.
Khoai tây cũng không nên bỏ tủ lạnh nếu ăn thừa, rất dễ sản sinh nhiều độc tố.
Những món ăn từ khoai tây như khoai tây chiên, hay canh khoai tây, khoai tây nghiền… khi chế biến xong thì nên ăn hết. Trong trường hợp không ăn hết cũng không nên giữ lại tới ngày hôm sau. Tốt nhất các chị em hãy nấu vừa đủ ăn, không nên “thừa còn hơn thiếu” để tránh trường hợp phải bảo quản trong tủ lạnh.
– Các loại rau xanh
Cũng như 2 loại thực phẩm trên, rau xanh cũng thường được nhiều gia đình để tủ lạnh vì ăn không hết. Tuy nhiên, bạn không nên để rau qua đêm vì chúng sẽ mất hết vitamin. Ăn vào chẳng những không còn bổ mà còn dễ gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng… cùng một số bệnh liên quan khác.
Nguy hiểm hơn, các loại rau xanh đậm như rau ngót, rau cải, rau muống… thường có hàm lượng nitrat cực cao. Nếu để qua đêm, lượng nitrat này sẽ biến đổi và sản sinh ra nitrite – một chất được Tổ chức Y tế Thế giới WHO công nhận là có khả năng kích thích sự hình thành tế bào ác tính, gây ung thư cho con người.
Rau để qua đêm có thể gây ung thư, tốt nhất hãy nấu vừa phải.
Nhiều bà nội trợ hay tiếc của nên cất lại để mai hâm nóng ăn mà không biết rằng, họ đã vô tình đã gây hại cho cả gia đình. Tốt nhất nên ăn rau xanh trong vòng 4 giờ sau khi chế biến, nhất là vào mùa hè. Cho dù để trong tủ lạnh, nếu dùng nhiều và lâu dài có khả năng gây ung thư.