Căn bệnh từng khiến người phụ nữ không được về chịu tang bố mẹ đẻ

Một ngày giáp Tết hơn 60 năm trước, b.é g.ái Nguyễn Thị Mai được bố mẹ đưa vào trại phong chữa bệnh.

Rồi bà lấy chồng, sinh con ở đó. Sự kỳ thị với người mắc bệnh phong từng khiến bà đau đớn, đến mức cha mẹ qua đời cũng không được về chịu tang.

Hơn 60 năm trước, từ một nốt mụn sần sùi ở bàn tay, b.é g.ái 12 t.uổi tên Nguyễn Thị Mai khi đó được chẩn đoán mắc bệnh phong ( dân gian còn gọi là bệnh hủi, cùi). Một ngày giáp Tết, c.ô b.é được bố mẹ cõng đến trại phong Phú Bình (nay là khu điều trị phong thuộc Bệnh viện Đa khoa huyện Phú Bình), tỉnh Thái Nguyên.

Sau khi điều trị khỏi bệnh, Nguyễn Thị Mai làm phục vụ, cấp dưỡng cho những bệnh nhân phong ở trại phong này. Rồi bà lấy chồng, cũng là một bệnh nhân phong. Họ có với nhau một người con trai, hiện đã có cháu nội khỏe mạnh.

Dựa vào nhau mấy chục năm trời, 3 năm trước, chồng bà Mai mất, bà nương tựa vào những người hàng xóm đồng cảnh ngộ, vui buồn qua ngày ở trại phong nằm khá biệt lập với cộng đồng.

Họ đã cùng nhau sống ở đây hơn nửa thế kỷ, cùng nhau đón hàng chục cái Tết, cũng như chứng kiến bao sự ra đi trong lặng lẽ. Bà Mai kể, trước đây, những người mắc bệnh phong bị kỳ thị nặng nề. Như bà, sau khi bị đưa vào trại, gia đình bà bán đất đi nơi khác. Nghe tin bố mẹ mất, bà cũng không được về chịu tang mặc dù bà đã khỏi bệnh, không còn khả năng lây nhiễm.

Khu điều trị phong Phú Bình hiện chăm sóc 54 bệnh nhân, nhiều người bị di chứng nặng nề từ rất nhiều năm trước. Người trẻ nhất sinh năm 1991, phát hiện bệnh từ năm 6 t.uổi, là con trai trong một gia đình có 3 thế hệ cùng mắc bệnh. Nhiều người đã ngoài 90, thậm chí 95 t.uổi, vào trại từ ngày mới là thanh niên 30. Rất nhiều người nên duyên trong khu điều trị này.

can benh tung khien nguoi phu nu khong duoc ve chiu tang bo me de 971 7092939
GS.TS Nguyễn Hữu Sáu (phải) trao quà đến cho người bệnh tại khu điều trị phong Phú Bình. Ảnh: Võ Thu

6 năm nay, trại phong Phú Bình không nhận thêm bệnh nhân mới. Tất cả các bệnh nhân đều không còn mầm bệnh trong người, nhưng rất nhiều người trong số họ vẫn còn các khuyết tật thể chất. Bệnh phong đã ăn mòn ngón tay, ngón chân, thậm chí cả chiếc mũi, khuôn miệng cũng méo mó… Căn bệnh từng khiến họ phải sống ẩn mình, chịu nhiều kỳ thị, thiệt thòi trong xã hội.

Với bà Mai và hơn 50 bệnh nhân phong, di chứng phong ở trại phong Phú Bình, Tết là thời gian đông vui nhất trong năm, bởi có nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm, lui tới động viên, chia sẻ. Xung quanh khuôn viên rộng tới 40ha rộn ràng tiếng nói cười, khác với vẻ tĩnh mịch như ngày thường.

Ngày 31/1, bà Mai và nhiều người vui mừng khi đón đoàn công tác của Bệnh viện Da liễu Trung ương đến trao quà Tết. Họ nhận ra nhiều bác sĩ quen, vì năm nào cũng đến thăm họ, hỏi chuyện, chia sẻ với hoàn cảnh từng người bệnh tại đây.

Bác sĩ Dương Thế Huyên, Trưởng khu điều trị phong, Bệnh viện đa khoa huyện Phú Bình, cho biết niềm vui lớn nhất của các bệnh nhân phong là được chia sẻ, động viên, được sống trong cảm giác ấm áp, được cùng nấu cơm, cùng ăn với nhau bữa cơm như trong một gia đình.

GS.TS Nguyễn Hữu Sáu, Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho biết trên cả nước hiện có khoảng 1.500 người sống trong 36 khu điều trị phong và làng phong. Đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn, các đoàn công tác của Bệnh viện Da liễu Trung ương trao gần 630 suất quà đến bệnh nhân phong đang sống, điều trị ở 10 khu điều trị phong khu vực miền Bắc (như Hà Nam, Bắc Ninh, Sơn La, Thái Nguyên…).

Giáo sư Sáu hi vọng những món quà nhỏ này sẽ mang hơi ấm, góp phần động viên tinh thần, giúp người bệnh phong đón Tết ấm cúng và trọn vẹn hơn.

Phong là bệnh truyền nhiễm, có khả năng lây lan, tuy nhiên mức độ lây chậm và khó lây, thời gian ủ bệnh có thể lên tới 5-10 năm. Biểu hiện của bệnh phong chủ yếu ở ngoài da và hệ thống thần kinh ngoại biên như thương tổn da kèm theo mất cảm giác nóng, lạnh, đau…

Không ít người mắc bệnh phong bị chẩn đoán muộn. Nhiều bệnh nhân đi khám nhiều nơi như dị ứng, cơ xương khớp, thần kinh hoặc đa khoa nhưng không tìm ra nguyên nhân chính xác. Bệnh nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời có thể để lại di chứng mất cảm giác các dây thần kinh, tàn tật vĩnh viễn, biến dạng cơ thể; ngoài ra có thể tạo thành các ổ bệnh tiềm ẩn trong cộng đồng.

Hiện tại, tất cả tỉnh, thành đều được công nhận loại trừ bệnh phong. Mỗi năm, Việt Nam ghi nhận rải rác thêm hàng chục ca mới. Giai đoạn 2012-2016, cả nước phát hiện trên 1.000 ca. Trong 2 năm 2022-2023, cả nước chỉ phát hiện hơn 100 ca (riêng năm 2023 là 36 ca).

Có nên xông mũi bằng lá cây, thảo dược trị bệnh hô hấp?

Người dân không nên tự ý xông mũi bằng lá cây, thảo dược để chữa các bệnh về hô hấp theo kinh nghiệm dân gian.

Gần đây tôi có bị viêm xoang nhẹ và được nhiều người mách xông các loại lá thuốc sẽ hiệu quả hơn là uống thuốc. Điều này có đúng không thưa bác sĩ? (Thùy Dương, 34 t.uổi, Bình Phước).

Trả lời

Đối với việc xông mũi, trong y khoa sẽ xông bằng thuốc. Khi đó, những phân tử nước là những hạt li ti sẽ vô thẳng mũi, vô thẳng phổi.

co nen xong mui bang la cay thao duoc tri benh ho hap 9b6 7045674

Người dân không nên tự ý xông mũi bằng các lá thuốc theo kinh nghiệm dân gian. Ảnh minh họa

Đối với trường hợp chỉ muốn rửa mũi, vệ sinh mũi cho sạch thì có một phương pháp đã được chứng minh rất hiệu quả là bình rửa mũi. Khi rửa mũi, nước bên này chảy qua bên kia, giúp các trường hợp bị viêm xoang nhẹ không bị tái phát.

Những thuốc đã được bác sĩ khuyến cáo dùng để xông mũi đã có liều lượng sẵn, được làm sạch, tiết chế phù hợp. Người dân không được tự ý xông mũi bằng lá cây, thảo dược để chữa các bệnh về hô hấp theo kinh nghiệm dân gian, truyền miệng.

Một số loại lá cây có các thành phần thuốc trong đó nên khi hít vào cơ thể vô tình người bệnh sẽ cảm thấy đỡ, thoải mái. Đó là những trường hợp tình trạng bệnh phù hợp với loại lá đó.

Tuy nhiên, trong lá cây vẫn có những thành phần khác đi kèm. Nếu không biết đó là thành phần gì, nhiều khi không phù hợp với thể trạng cơ thể hoặc quá liều cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Tốt nhất là không nên tự ý xông mũi khi chưa được sự hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý xông các loại thảo dược hay lá cây theo kinh nghiệm dân gian.

BS CKI NGUYỄN THỊ NGỌC THẢO, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *