Chuyện chưa kể về em bé Việt Nam đầu tiên được sửa tim từ trong bụng mẹ

Thai nhi bị tim bẩm sinh nặng được can thiệp ngay trong bụng mẹ đã chào đời vào ngày 30/1, mở ra hướng đi nhiều hứa hẹn cho y khoa Việt Nam.

Phía sau thành quả này là không ít trăn trở của người làm cha mẹ và những bác sĩ.

Người cha 31 t.uổi rón rén ôm con trai 1 ngày t.uổi đến gặp bác sĩ Đỗ Thị Cẩm Giang, Khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM để siêu âm tim. Cậu bé này vừa lọt lòng mẹ đã khiến phòng mổ vỡ oà bởi tiếng khóc lớn, vượt ngoài mong đợi của các bác sĩ. Đây là trường hợp được thông tim bào thai đầu tiên của Việt Nam cũng như ở Đông Nam Á.

“Cơ hội cho con và cho chính chúng tôi”

Anh T. (31 t.uổi) và chị L. (28 t.uổi) nhận tin con có nguy cơ bị tim bẩm sinh khi thai được 26 tuần. Tại Đà Nẵng, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn nhiều lần và kết luận thai có bất thường, khuyên anh chị vào TP.HCM để khám chuyên sâu.

Theo anh T., từ lúc biết tình hình, anh luôn nói “không sao đâu” để động viên vợ nhưng dự cảm của người mẹ hiểu rằng đây là một thai kỳ khó khăn. Thai nhi bị bệnh tim bẩm sinh không có lỗ van động mạch phổi, thiểu sản thất phải.

Vào TP.HCM, chị L. được theo dõi sát sao bởi các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM. Bất thường tim thai nặng dần. Bác sĩ sản nhi liên tục trao đổi để tìm phương án can thiệp tốt nhất cho cả mẹ và con.

“Bác sĩ rất thương vợ tôi, nâng đỡ tinh thần nhiều lắm. Mỗi lần thông báo tình hình, mẹ ổn nhưng em bé cứ diễn tiến nặng hơn qua mỗi lần khám. Tôi buồn một thì vợ càng buồn gấp nhiều lần, tôi chỉ động viên vợ rồi lên mạng tìm hiểu thêm về bệnh của con”, anh nói.

Vợ chồng anh tự nhủ sẽ làm mọi cách để con ở lại với mình nên khi bác sĩ thông báo có hướng can thiệp thông tim từ trong bào thai, anh chị đã không do dự mà đồng ý. Khi thai được 32 tuần 5 ngày, diễn biễn lại càng xấu hơn. Nếu không can thiệp bào thai để nong van động mạch phổi ngay, thai nhi có thể sẽ c.hết trong bụng mẹ. Nếu cho sinh ngay, thai nhi có thể t.ử v.ong khi vừa chào đời.

chuyen chua ke ve em be viet nam dau tien duoc sua tim tu trong bung me bc7 7093751
B.é t.rai nặng 2,9kg được chuyển về Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM sau khi chào đời. Ảnh: An An.

“Bác sĩ tư vấn rất kỹ về nguy cơ có thể xảy ra nhưng chúng tôi muốn cho con và cho chính mình một cơ hội. Gia đình gửi gắm tất cả mọi điều cho bác sĩ”, anh nói.

Thông tim trong bào thai không có nghĩa là sửa trái tim có bất thường thành một trái tim khỏe mạnh. Tuy nhiên, công đoạn cực kỳ quan trọng này sẽ giúp trẻ giảm nhẹ mức độ dị tật, tránh được can thiệp trong giai đoạn sơ sinh vốn có nhiều nguy cơ và bất lợi. Quan trọng hơn, do sửa chữa từ tế bào gốc nên trái tim thai nhi có cơ chế tự chữa lành, không để lại sẹo.

“Không phải trường hợp dị tật tim bẩm sinh nào cũng có chỉ định thông tim từ trong bào thai. Chúng tôi hội chẩn rất kỹ lưỡng và cân nhắc mọi mặt để đảm bảo rằng đây là điều có lợi cho thai nhi. Nguy cơ thai nhi gặp biến chứng hay t.ử v.ong cũng có thể xảy ra. Tuy vậy, sự quyết đoán của người mẹ trẻ và gia đình là động lực to lớn vô cùng, họ đặt lòng tin tuyệt đối vào chúng tôi”, bác sĩ Giang tâm sự.

Một khối lượng công việc vô cùng lớn dồn xuống các ê-kíp của Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM. Đây là kỹ thuật lần đầu tiên triển khai, chưa có quy trình để làm theo, hồ sơ rất phức tạp. Đồng thời, các bác sĩ đặt ra nhiều tình huống để đảm bảo sự chủ động, đảm bảo an toàn cho hai mẹ con thai phụ.

Bên cạnh đó, ca can thiệp sử dụng máy siêu âm chuyên dụng thuộc loại hiện đại nhất, có độ phân giải cực kỳ cao giúp bác sĩ quan sát để thao tác một cách chính xác nhất. Máy này trị giá gần 8 tỷ đồng, do một đơn vị hỗ trợ bệnh viện.

“Trái tim em bé như quả dâu tây, phải đảm bảo chính xác tuyệt đối, chỉ một sơ suất nhỏ có thể khiến tim ngừng đ.ập ngay lập tức. Việc gây mê bào thai để bác sĩ can thiệp thực hiện cũng đòi hỏi tay nghề cao”, Tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Nguyên Tín, người trực tiếp thực hiện ca can thiệp giải thích thêm.

chuyen chua ke ve em be viet nam dau tien duoc sua tim tu trong bung me 577 7093751

chuyen chua ke ve em be viet nam dau tien duoc sua tim tu trong bung me bf4 7093751

Bác sĩ Đỗ Thị Cẩm Giang và đồng nghiệp đã đồng hành cùng gia đình cậu bé suốt thời gian qua. Ảnh: GL.

9h05 ngày 4/1, ê-kíp của hai bệnh viện sản nhi tuyến đầu TP.HCM tiến hành can thiệp tim thai trong bào thai. Bác sĩ Tín dùng một cây kim 18G để đi xuyên từ thành bụng, xuyên vào thành tử cung, vào buồng ối, xuyên thành ngực của thai nhi vào thẳng buồng tim, đi tới thất phải, tìm đúng vị trí để nong van tim cho bào thai. Sau can thiệp, siêu âm ghi nhận dòng chảy qua van động mạch phổi của thai nhi tốt, không tràn dịch màng ngoài tim.

“Ở một góc độ nào đó có phần tâm linh, tôi tự hỏi liệu em bé có muốn chúng tôi làm điều này hay không. Con đâu được hỏi ý kiến, đâu được quyền quyết định. Kết quả sau ca can thiệp cho thấy chúng tôi đã giúp được con tốt hơn”, bác sĩ Giang tâm sự.

Vỡ oà tiếng khóc trong phòng mổ

Thực tế, khi báo chí liên tục đưa tin về thành công của ca can thiệp thông tim bào thai, nhiều hoài nghi cũng đặt ra vì chặng đường khó khăn mới đi được một nửa.

Bác sĩ Bùi Văn Hoàng, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Từ Dũ, cho biết sau khi thông tim bào thai, ê-kíp chăm sóc đặc biệt đã nỗ lực kéo dài thai kỳ nhiều nhất có thể, dự phòng sinh non và nguy cơ mất tim thai. Mục tiêu đặt ra là trẻ chào đời ở tuần thứ 39-39, tuy nhiên người mẹ chuyển dạ sớm hơn.

Hội chẩn sản nhi quyết định tiến hành mổ bắt con khi thai được 37 tuần 4 ngày. Ngày 30/1, trực tiếp Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ là người mổ, đón b.é t.rai nặng 2,9kg trong sự xúc động của người mẹ và ê-kip sản nhi.

“Bé khóc rất lớn, vỡ oà cảm xúc và nằm ngoài mong đợi của mọi người. Cân nặng tiệm cận một đ.ứa t.rẻ bình thường không bị tim bẩm sinh; tim, phổi, màu da, cử động đều như một thai nhi trưởng thành. Bé khóc là bác sĩ cười, chúng tôi thực sự hạnh phúc”, bác sĩ Hoàng nói.

chuyen chua ke ve em be viet nam dau tien duoc sua tim tu trong bung me c95 7093751

chuyen chua ke ve em be viet nam dau tien duoc sua tim tu trong bung me 04c 7093751

chuyen chua ke ve em be viet nam dau tien duoc sua tim tu trong bung me d11 7093751

chuyen chua ke ve em be viet nam dau tien duoc sua tim tu trong bung me c3f 7093751

Những khoảnh khắc đáng nhớ của ca can thiệp tim bào thai và khi bé chào đời. Ảnh: BVCC.

Ban đầu, ê-kíp sơ sinh tính đến khả năng bé phải thở oxy ngay sau sinh nhưng trẻ khóc to khi lọt lòng và tự thở khí trời. Siêu âm tim em bé trực tiếp tại phòng mổ ghi nhận dòng m.áu c.hảy qua vị trí hẹp đã tốt. Thông thường, những thai nhi bị dị tật tim nặng như b.é t.rai nói trên sẽ tím tái khó thở nếu không nong van tim trong bào thai.

“Tôi ở bên ngoài căng thẳng và bồn chồn không biết vợ như thế nào. Đến khi bác sĩ đi từ phòng mổ ra cười, vỗ vai bảo tốt rồi. Tôi rất biết ơn các bác sĩ suốt hành trình vừa qua. Khi được vào gặp vợ con, cô ấy rất mệt, không nói được gì và chỉ chảy nước mắt. Vợ tôi đã rất vất vả”, anh T. tâm sự.

Ngay sau sinh, anh T. theo con trai về Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, người mẹ được bà ngoại chăm sóc tại Bệnh viện Từ Dũ. Việc chăm sóc hoàn toàn do các cô điều dưỡng của Trung tâm sơ sinh lo liệu, anh T. chỉ bế con khi đưa bé đi siêu âm.

Lần đầu làm cha, đôi tay còn lóng ngóng nhưng đôi mắt anh ngập niềm vui. Niềm vui này càng rạng rỡ hơn mỗi lần cậu con trai dũng cảm khóc lớn. Khi bế con đi siêu âm tim sau sinh 1 ngày, anh “tranh thủ” nói lời cảm ơn với các bác sĩ đã đồng hành cùng gia đình suốt thời gian qua.

“Bác sĩ nói con có thể về Đà Nẵng ăn Tết. Các bước can thiệp tiếp theo sẽ giúp con khoẻ mạnh hơn. Thực ra ngay lúc nghe con cất tiếng khóc chào đời, thấy vợ khỏe mạnh thì với tôi đã là Tết rồi”, anh T. nói.

Trước đây, không được thông tim bào thai, những trường hợp dị tật nặng như trên sẽ diễn tiến đến tim một thất (thay vì 2 thất như bình thường). Vừa sinh ra, trẻ phải nong động mạch phổi hoặc đặt stent, hoặc cả 2, tuỳ theo tình trạng nặng. Tim một thất là một trong những dị tật tim phức tạp nhất, không thể can thiệp triệt để một lần. Bước cuối cùng, trẻ phải ghép tim.

Tuy nhiên, thành công của ca thông tim bào thai đầu tiên này đã mở ra một hướng đi đặc biệt trong lĩnh vực tim mạch t.rẻ e.m.

“Tôi muốn nói với những vợ chồng mà thai nhi có bất thường như em bé của gia đình tôi, hãy cố gắng, kiên trì và tin tưởng bác sĩ. Cuộc sống luôn có điều kỳ diệu, các con rất mạnh mẽ và cảm nhận được sự yêu thương của cha mẹ, vì vậy đừng bỏ cuộc”, anh T. tâm sự.

Nhiều người biến chứng nặng do mắc cúm A

Đối với những nhóm dễ tổn thương như người cao t.uổi, có bệnh nền hay trẻ nhỏ, thì cúm A có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

nhieu nguoi bien chung nang do mac cum a b93 7090049

Với những nhóm dễ tổn thương như người cao t.uổi, có bệnh nền hay trẻ nhỏ, cúm A có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Ảnh minh họa

Trong đa số trường hợp, người mắc cúm A có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, đối với những nhóm dễ tổn thương như người cao t.uổi, có bệnh nền hay trẻ nhỏ, thì cúm A có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Đồng thời, có thể dẫn tới nguy cơ t.ử v.ong cao.

Căn bệnh không nên chủ quan

Còn nhiều người chủ quan với cúm A. Bệnh nhân L.V.C. (86 t.uổi trú tại TP Việt Trì, Phú Thọ) là một trong những trường hợp bệnh điển hình.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, ông C. có t.iền sử tăng huyết áp, đái tháo đường. Những ngày gần đây, bệnh nhân xuất hiện sốt, ho, đau họng. Tuy nhiên, thay vì đến viện thăm khám, ông C. ở nhà tự điều trị bằng thuốc cảm cúm thông thường, nhưng không đỡ.

Đến ngày thứ 3, người bệnh xuất hiện khó thở, tức ngực, mệt nhiều. Bệnh nhân được người nhà đưa vào viện trong tình trạng suy hô hấp SPO2 85 – 90%, phổi nhiều rales xuất tiết và co thắt. Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, bệnh nhân đã được chân đoán mắc cúm A, viêm phổi lan tỏa và đông đặc do biến chứng.

Người bệnh đã được điều trị bằng thuốc kháng cúm Oseltamivir, chống bội nhiễm bằng kháng sinh, thở oxy, khí dung. Sau 1 tuần điều trị, tình trạng bệnh cải thiện rõ rệt: Hết sốt, giảm viêm long, hết khó thở… Hiện tại, tình trạng người bệnh tiến triển tốt, sức khỏe ổn định và đã được xuất viện về nhà.

Đáng nói, đây không phải là trường hợp hiếm, gặp biến chứng do cúm A. BSCKI Đặng Thị Thu Phương, Phó Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, cho biết: “Trong những ngày qua, bệnh viện đã tiếp nhận rất nhiều trường hợp người bệnh đến điều trị trong tình trạng bệnh đã trở nặng, nhiều biến chứng trên phổi, cơ, não… Trong đó, rất nhiều trường hợp tự mua thuốc uống ở nhà, đến khi thấy bệnh trở nặng mới đến bệnh viện khám”.

Theo chuyên gia này, cao điểm có ngày bệnh viện tiếp nhận khám 15 trường hợp nhiễm cúm A, có 8 trường hợp phải nhập viện. Đặc biệt, có 3 trường hợp suy hô hấp, viêm phổi nặng phải thở oxy hỗ trợ (cả 3 trường hợp nặng đều có bệnh lý nền là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính).

Trước đó, các bác sĩ tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cũng thông tin và đưa ra cảnh báo về nhiều ca bệnh nhập viện trong tình trạng biến chứng nặng do mắc cúm A.

Đơn cử, nữ bệnh nhân 59 t.uổi, sống tại Thái Nguyên xuất hiện tình trạng sốt, hắt hơi, sổ mũi. Nghĩ rằng chỉ là cảm sốt thông thường, bệnh nhân tự điều trị tại nhà. Thế nhưng, chỉ sau 1 ngày, người bệnh bắt đầu xuất hiện triệu chứng tức ngực, khó thở.

Thời điểm được đưa vào Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, dù chỉ mới ngày thứ ba của bệnh, bệnh nhân đã bị suy hô hấp phải thở oxy. Hai ngày sau khi nhập viện, tình trạng suy hô hấp tiến triển trầm trọng khiến các bác sĩ phải đặt ống thở máy.

Bác sĩ Phạm Văn Phúc, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết: “Người bệnh bệnh nền béo phì, tiểu đường và tăng huyết áp.

Do đó, khi bị cúm A, bệnh tiến triển rất nhanh, đặc biệt là tổn thương ở phổi. Ở thời điểm hiện tại, tình trạng phổi của bệnh nhân vẫn rất kém, phải phụ thuộc hoàn toàn vào thở máy. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn gặp tình trạng sốc n.hiễm t.rùng, phải duy trì thuốc vận mạch để đảm bảo huyết áp cho bệnh nhân”.

Nguyên nhân gặp biến chứng

Lý giải về nguy cơ gây biến chứng của cúm A, PGS.TS Phạm Thị Bích Đào, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, trong thời tiết giá lạnh hiện nay, người bệnh có thể có nguy cơ mắc khá nhiều các bệnh về đường hô hấp, trong đó có cúm A.

Đáng nói là các triệu chứng phổ biến của căn bệnh này rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh khác. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp nhẹ, cúm A có thể tự khỏi mà không có triệu chứng đáng kể. Đây là nguyên nhân khiến không ít người bệnh chủ quan, lựa chọn không tới viện thăm khám khi xuất hiện các triệu chứng như ho, sốt, sổ mũi.

“Thế nhưng đối với người có nguy cơ cao như người cao t.uổi từ 65 t.uổi trở lên, người mắc các bệnh mãn tính, phụ nữ mang thai và t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi, đây lại là một căn bệnh nguy hiểm vì dễ gây ra biến chứng.

Người bệnh có thể mắc các biến chứng như viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, viêm cơ và thậm chí là suy đa cơ quan. Do vậy, những trường hợp có nguy cơ cao cần đi khám bác sĩ để điều trị ngay lập tức”, PGS.TS Phạm Thị Bích Đào cảnh báo.

Trong khi đó, BSCKI Đặng Thị Thu Phương, Phó Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, với những trường hợp bệnh nhân biến chứng do cúm A, nếu được khám xét phát hiện sớm sẽ hạn chế tối đa việc nhập viện.

Đồng thời, rút ngắn thời gian điều trị, hạn chế bệnh tiến triển nặng và đỡ tốn kém hơn rất nhiều. Với những trường hợp nhẹ không có bệnh nền, chỉ cần được kê đơn uống thuốc và theo dõi tại nhà. Những trường hợp có bệnh lý nền phát hiện sớm sẽ giảm thiểu khả năng tiến triển nặng của bệnh, hạn chế tối đa những biến chứng có thể xảy ra.

Các chuyên gia nhấn mạnh, người dân không nên chủ quan với bệnh cúm A, nhất là khi vào mùa dịch. Những nhóm có nguy cơ cao như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người trong trại dưỡng lão, người có bệnh lý nền, nhân viên y tế tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh… cần chủ động phòng ngừa bệnh bằng cách tiêm vắc-xin phòng bệnh, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người nhiễm và nghi nhiễm cúm, sát khuẩn tay, không tụ tập đông người khi có dịch lưu hành…

Người dân khi có những dấu hiệu nghi nhiễm cúm A cần đến cơ sở y tế để được thăm khám, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Đồng thời, người dân không nên tự ý điều trị để tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *