N.ữ s.inh 18 t.uổi ở Gia Lai bị một quả pháo b.ắn vào mắt gây bỏng nặng giác mạc. Bệnh nhân buộc phải bay vào TP.HCM ngay trong đêm Giao thừa để phẫu thuật gấp.
Đang trên đường đi đón Giao thừa, N.H.N (18 t.uổi, trú tại phường Trà Bá, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) gặp một đám đông đang đốt pháo. N. bị một quả pháo bay vào mắt. Ngay lập tức, gia đình đã đến hiện trường và đưa N. đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai. Bác sĩ chẩn đoán N. bị bỏng giác mạc nặng một bên mắt. Ngay trong đêm, gia đình đã đi máy bay đưa N. về TP.HCM để cứu đôi mắt cho bệnh nhân.
Trong khi đó, bệnh nhân Đ.T.Đ. (17 t.uổi, xã Ia Boòng, huyện Chư Prông, Gia Lai) gặp tai nạn do đốt pháo. Trước Giao thừa, Đ. bị pháo nổ bất ngờ vào vùng mặt, phải vào bệnh viện cấp cứu lúc 2h sáng Mùng 1 Tết với chẩn đoán bỏng giác mạc nặng, chuyển lên TP.HCM phẫu thuật.
Theo thống kê tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai, ngay trong đêm Giao thừa đã có 5 trường hợp nhập viện do pháo nổ. Các bệnh nhân đều bị bỏng giác mạc mức độ nặng phải chuyển viện lên tuyến trên.
Bác sĩ Dương Thái Thuấn, Trưởng Khoa Cấp cứu, khuyến cáo dịp Tết, đặc biệt trong đêm Giao thừa, tai nạn do pháo nổ xảy ra thường xuyên. Mặc dù Nhà nước nghiêm cấm sử dụng pháo nổ nhưng một số người dân vẫn lén lút sử dụng.
Hầu hết các trường hợp gặp nạn do pháo đều ảnh hưởng vùng trọng yếu ở mặt, trong đó quan trọng nhất là mắt. Nhiều trường hợp dù có chữa trị cũng sẽ để lại hậu quả lâu dài tới thị lực.
Bộ Y tế đề nghị khẩn trương tìm nguồn thuốc điều trị sốc sốt xuất huyết
Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đề nghị các cơ sở nhập khẩu thuốc khẩn trương liên hệ, tìm các nguồn cung ứng đối với các thuốc có chứa dextran 40 hoặc dextran 70 dùng để điều trị sốc sốt xuất huyết.
Nhân viên trạm y tế tại TP.HCM ghi nhận tình hình sốt xuất huyết tại khu vực dân cư – Ảnh: THU HIẾN
Ngày 9-9, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi đến các cơ sở nhập khẩu thuốc về việc cung ứng dịch truyền dextran để điều trị sốc sốt xuất huyết.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế về chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết Dengue, dung dịch cao phân tử được hướng dẫn sử dụng trong điều trị sốc sốt xuất huyết gồm: dextran 40, dextran 70, hydroxyethyl starch 6% 200.000 dalton.
Các dịch truyền chứa dextran 40 hoặc dextran 70 hiện không có sản phẩm nào có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam.
Do đó việc cung ứng thuốc phải thông qua hình thức cấp phép nhập khẩu chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam.
Tuy nhiên việc nhập khẩu thuốc gặp nhiều khó khăn do hạn chế về cơ sở nước ngoài cung ứng thuốc vào Việt Nam (hiện chỉ có một cơ sở sản xuất ở Thái Lan cung ứng dịch truyền này cho nước ta).
Tổng cộng nhu cầu dịch truyền của các cơ sở khám chữa bệnh của cả nước là hơn 31.200 túi. Trong đó, 32 đơn vị có công văn đề xuất nhu cầu là 13.708 túi dextran 40 và cam kết nhận hàng.
Ngoài ra 25 đơn vị khác đề xuất với 17.537 túi dextran. Tuy nhiên, thông tin đề xuất của 25 đơn vị này mới chỉ được ghi nhận trên hệ thống dự trù trực tuyến của Cục Quản lý khám chữa bệnh mà chưa có công văn dự trù. Các bệnh viện được nêu tên như: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương (đề xuất 100 túi), Bệnh viện Thống Nhất (40 túi)…
Cục Quản lý dược đề nghị các cơ sở nhập khẩu thuốc khẩn trương liên hệ, tìm các nguồn cung ứng đối với các thuốc có chứa dextran 40 hoặc dextran 70.
Sau khi tìm được nguồn cung ứng, liên hệ với các cơ sở khám chữa bệnh để xác định nhu cầu, ký hợp đồng và nộp hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu về Cục Quản lý dược.
Bên cạnh đó cung ứng thuốc đầy đủ theo dự trù của các sở Y tế, bệnh viện, viện có giường trực thuộc bộ khi nhập khẩu được thuốc.
Từ đầu năm đến nay cả nước đã ghi nhận hơn 190.000 ca mắc sốt xuất huyết, 72 người t.ử v.ong. So với cùng kỳ năm 2021, số mắc tăng 4 lần, số t.ử v.ong tăng 53 trường hợp.
Tại miền Bắc, số ca mắc sốt xuất huyết vào Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương đang có chiều hướng gia tăng với nhiều ca bệnh nặng.
Tại miền Nam, các bệnh viện cũng tiếp nhận nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết chuyển nặng sau thời gian tự điều trị ở nhà. Các bác sĩ đã phải điều trị tích cực, thậm chí có trường hợp phải can thiệp ECMO mới qua nguy kịch…