Phim chụp cho thấy tác động của virus SARS-CoV-2 đối với phổi của những bệnh nhân Covid-19 đã hoặc chưa chủng ngừa.
Tiến sĩ Sam Durrani, Giám đốc của Trung tâm Y tế Deer Valley (Mỹ), thông tin: “Những người bị bệnh trở nặng thường là những người không được tiêm chủng”.
Bác sĩ Durrani cho biết, phim chụp phổi của những bệnh nhân Covid-19 từng được tiêm chủng cho thấy không khí lưu thông nhiều hơn. Trên hình, phần lớn phổi có màu đen, nghĩa là có rất ít hoặc không có tổn thương nào.
Ngược lại, phim chụp của một người không được tiêm chủng cho thấy phổi bị tắc nghẽn, hạn chế lưu lượng oxy đi khắp cơ thể.
Phim chụp phổi của người đã tiêm vắc xin (trái) không bị trắng xóa như người chưa tiêm vắc xin
Tiến sĩ Durrani cho biết: “Nếu một người đã được tiêm vắc xin vẫn nhiễm Covid-19 (nhiễm trùng đột phá), họ có thể bị khó thở. Dù những ca nhiễm trùng đột phá dẫn đến viêm phổi, kết quả chụp CT của họ vẫn không tệ như bệnh nhân chưa được chủng ngừa”.
Vắc xin có thể ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong ở đa số mọi người, nhưng không may sẽ không có tác dụng đối với một số người.
Điều đó đồng nghĩa, những người đã tiêm đủ 2 mũi vẫn có nguy cơ phải nhập viện do phổi tổn thương nhưng ở mức độ thấp hơn đáng kể so với những người không có bất kỳ biện pháp bảo vệ nào.
Dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho thấy nguy cơ tử vong do Covid-19 ở những người trưởng thành chưa tiêm vắc xin cao gấp 11 lần so với những người đã tiêm. Chỉ có dưới 1% các ca Covid-19 đột phá phải nhập viện hoặc tử vong.
Trong 7 tháng đầu năm 2021, ở Anh, 640 người tử vong dù đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin, chiếm 1% tổng số ca tử vong do Covid-19. Tuy nhiên, hơn một nửa số trường hợp bị nhiễm bệnh trước khi tiêm đủ 2 mũi hoặc chưa đủ 14 ngày kể từ ngày tiêm liều thứ 2.
Với hình ảnh cho thấy sự tàn phá mà virus SARS-CoV-2 có thể gây ra trong phổi, Tiến sĩ Durrani khẳng định: “Vắc xin đang hoạt động cực kỳ hiệu quả và ngăn không cho virus gây ra viêm phổi hoặc xâm nhập vào phổi”.
“Nếu đã tiêm vắc xin, bạn có thể bị ốm một chút khi bị nhiễm Covid-19. Nhưng cuối cùng cơ thể bạn nhận ra và tấn công lại virus SARS-CoV-2. Nhờ đó, bạn không phải nhập viện, không phải thở máy”.
Trải nghiệm của một phụ nữ U50 từng hút mỡ bụng
Hút mỡ bụng không phải chuyện quá đao to búa lớn nhưng chắc chắn là cần cân nhắc. Nên hay không tuỳ ở bạn, còn đây là câu chuyện của tôi 8 năm về trước.
Hà Nội xây dựng kế hoạch tiêm nhắc lại vaccine COVID-19 mũi 3, mũi 4
Theo An Yên
The Sun/Vietnamnet