Cuộc sống luôn có nhân quả. Như người ta vẫn nói: “Nợ tiền phải trả, đất trời chứng giám”.
Trên đời này, thứ mà người ta nợ không chỉ là tiền bạc, mà còn có những loại tình cảm không thể giải thích được.
Ai cũng nói nợ ân tình khó trả. Nhưng không ai có thể giải thích được việc trả lại món nợ đó khó đến mức nào.
Số phận đưa người ta gặp nhau, nợ nần khiến người ta bị trói buộc. Chúng ta sống trong thế giới này, không ai có thể thoát khỏi sợi dây của cảm xúc.
Thứ không ngừng thay đổi là thời gian, thứ không thể thay đổi là bản chất con người. Cuộc đời chỉ kéo dài mấy chục năm, bất kể tháng ngày trôi qua có thuận lợi hay không, chỉ khi đi đến cuối cùng, chúng ta cảm thấy an tâm khi không còn nợ nần gì nữa.
Làm người, bạn phải hiểu rằng, có những món nợ có thể trả được, có những món nợ một khi đã mắc thì khó trả, đặc biệt là 4 loại sau đây. Cố gắng không để bản thân mắc vào, nếu không về già khó lòng an ổn.
1. Nợ tình thân
Người xưa thường nói: “Bách thiện hiếu vi tiên”, chữ hiếu đứng đầu trăm cái thiện. Người sống ở đời, nếu ngay cả công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ mà không thể báo đáp, thì làm sao sống hạnh phúc?
Có tình cảm mới có đạo đức, có đạo đức mới biết thế nào là giới hạn và chừng mực.
Quan hệ huyết thống là điều gần như không có bất kỳ nguyên tắc nào. Cha mẹ yêu thương con cái, cho đi một cách vị tha mà không đòi hỏi đền đáp bất cứ điều gì. Thế mà nhiều người ngoài kia lại đi so đo từng chút một phần tình cảm mà họ “phải” dành cho cha mẹ.
Trong cuốn “Nhân thế gian” của tác giả Lương Hiểu Thanh người Trung Quốc, có một câu nói: “Trên đời này, chỉ có một số ít người mà bạn thực sự quan tâm và đồng thời cũng quan tâm đến bạn. Những người này chính là cả thế giới của bạn”.
Thế giới rộng lớn, nhưng những gì thực sự thuộc về bạn lại rất nhỏ bé. Nếu mắc một món nợ mà không thể trả được trong thế giới nhỏ bé này, bạn có thể phải sống trong sự chối bỏ và xa lánh suốt quãng đời còn lại. Trong đó có thứ gọi là: Nợ tình thân, đồng nghĩa với việc bất hiếu với cha mẹ.
Bạn có thể nợ tiền thiếu bạc nhưng không thể nợ tình thân. Chỉ những người không bao giờ có cơ hội trả nợ, hay nói đúng hơn là người mất đi cha mẹ, mới hiểu được nỗi đau “lực bất tòng tâm”.
2. Nợ tình yêu
Người trẻ thường có câu nói: “Người khôn ngoan không bao giờ yêu”. Sở dĩ mọi người đồng tình phần lớn là vì họ đã bị tình yêu làm tổn thương, bị mắc kẹt trong sự căm ghét và thù hận.
Đối với hầu hết mọi người, điều không bao giờ có thể quên trong cuộc đời này có lẽ chính là những tiếc nuối trong quá khứ.
Nợ tình yêu luôn phức tạp và không bao giờ trả được. Yêu càng nhiều thì càng nợ nhiều hơn, càng vướng mắc thì càng bị trói buộc.
Mà nợ tình yêu ở đây, chính là những điều sai trái trong lúc yêu, khiến đối phương bị tổn thương vì lỗi lầm của mình, vi phạm những chuẩn mực đạo đức.
Trong cuộc sống, tốt nhất đừng bao giờ để mình mắc nợ tình yêu. Đào hoa sẽ gặp tai họa, cuộc đời ngắn ngủi, chỉ đủ yêu một người. Những người bất thiện, tâm bất chính, khó có được những kỷ niệm đẹp.
3. Nợ ân tình
Chúng ta sẽ trải nghiệm nhiều điều trong cuộc sống này và gặp gỡ không ít người, đắng cay ngọt bùi đều có đủ.
Người sẵn sàng giúp đỡ khi chúng ta gặp khó khăn là người hảo tâm, là quý nhân thật sự.
Trên đời này không có yêu hay ghét mà không có lý do. Dù lý do là gì, sâu thẳm trong trái tim, đối phương cũng khao khát những nỗ lực của mình được công nhận và được sự đền đáp.
Nợ nần có thể khiến bạn lo lắng. Chỉ là không có thời gian chính xác để cảm giác bất an này xuất hiện. Người tỉnh táo sẽ cố gắng hết sức để báo đáp ân tình trong thời gian sớm nhất để bản thân thanh thản.
Đừng nợ ân nhân của bạn. Trao lòng tốt là sự tu dưỡng của đối phương, việc đền đáp lòng tốt là phẩm chất của chính mình.
Theo Trung Hạ (Phụ Nữ Số)