Bưởi là loại quả ngon, rất quen thuộc dịp Tết. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết từ hoa, vỏ đến thịt loại quả này đều ẩn chứa cả ‘kho báu’ lợi ích sức khỏe, làm đẹp.
Từ xa xưa, vào mỗi dịp lễ Tết bưởi lại xuất hiện trên mâm quả thắp hương bởi sự đẹp mắt, hương thơm và ý nghĩa mang lại sự đầy đủ, may mắn. Trưng cây bưởi ngày Tết còn được xem là một thú chơi cây cảnh, làm đẹp không gian, thu hút tài lộc. Bưởi cũng được chọn là món quà biếu dịp lễ Tết vì đã ngon lại tốt cho sức khỏe.
Nhưng hầu hết mọi người đều chỉ ăn thịt bưởi mà không biết hoa và vỏ loại quả này cũng mang lại nhiều lợi ích trong làm đẹp, chăm sóc sức khỏe.
1. Thịt bưởi
Thịt bưởi là phần cùi bên trong quả bưởi sau khi bóc vỏ với những tép bưởi mọng nước. Đây cũng là phần tinh túy của trái bưởi với nhiều chất dinh dưỡng, vị ngon nhất.
Về lợi ích làm đẹp của thịt bưởi, chủ yếu là giảm cân và làm đẹp da, tóc. Bởi vì bưởi rất ít calo nhưng lại giàu chất xơ và nước, dinh dưỡng. Ăn thịt bưởi giúp sản sinh hormone cholecystokinin có khả năng điều hòa các chất dịch tiêu hóa và hoạt động như một chất ức chế cơn đói. Ăn bưởi hay uống nước ép bưởi còn có tác dụng tăng cường tiêu hóa, đẩy nhanh trao đổi chất. Từ đó giúp hiệu quả giảm cân nhanh hơn, “đốt cháy” mỡ thừa ở vùng bụng hiệu quả.
Thịt bưởi không chỉ ngon mà còn tốt cho sức khỏe, làm đẹp (Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, bưởi cũng rất tốt trong làm đẹp da và tóc nhờ lượng vitamin A cao cùng với lượng vitamin C với đặc tính chống oxy hóa khá cao, giàu nước. Do vậy bưởi giúp duy trì đủ độ ẩm trong da, bảo vệ da khỏi bị khô, mụn trứng cá và nếp nhăn, bệnh vẩy nến, phục hồi da sau cháy nắng, làm trắng da, chống lão hóa. Bưởi cũng giúp thải độc gan, tốt cho tuần hoàn m.áu, từ đó khiến da hồng hào, đẹp lên từ bên trong. Vitamin A trong thịt bưởi cũng nuôi dưỡng nang tóc, kích thích mọc tóc.
Còn về tác dụng sức khỏe thì thịt bưởi giống như một “kho báu”. Bưởi cung cấp nhiều chất xơ tốt cho tiêu hóa, lại chứa hơn 15 loại vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Ăn bưởi thường xuyên giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, giảm mệt mỏi về cả thể chất và tinh thần, giúp ngủ ngon hơn. Flavonoid, quinine cùng các vitamin trong bưởi có tác dụng hỗ trợ giảm sốt, điều trị bệnh sốt rét, lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp và chứng chuột rút chân vào ban đêm.
Chất naringenin có trong bưởi có tác dụng kiểm soát lượng đường trong m.áu, tăng khả năng nhạy cảm với insulin. Ăn bưởi thường xuyên cũng có tác dụng làm mềm mạch m.áu nhất định, giảm huyết áp, tốt cho tim mạch. Nước ép bưởi rất tốt trong thanh lọc gan, giảm nguy cơ sỏi thận. Các chất oxy hóa cùng naringenin, limonoids, glucarate được chứng minh là có hiệu quả trong phòng ngừa một số bệnh ung thư, nhất là ung thư vú, tuyến t.iền liệt, dạ dày.
2. Vỏ bưởi
Nếu biết được những tác dụng làm đẹp, sức khỏe đáng quý của vỏ bưởi thì chắc chắn nhiều người sẽ không vứt bỏ chúng một cách lãng phí nữa.
Với sức khỏe, vỏ bưởi chứa flavonoid, acid ascorbic và carotenoid. Đây là những hợp chất đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế những triệu chứng như chống oxy hóa, chống viêm và chống xơ vữa. Ngoài ra, chiết xuất ethanolic trong nước của vỏ bưởi sẽ giúp cải thiện sức khỏe con người, nhất là hệ miễn dịch.
Vỏ bưởi không chỉ tốt cho sức khỏe, làm đẹp mà còn có thể chế biến thành món ăn hấp dẫn (Ảnh minh họa)
Vỏ bưởi còn có thể giúp chữa ho, khản tiếng, giải độc và thanh lọc cơ thể, giảm căng thẳng đầu óc cũng như mệt mỏi thể chất, hỗ trợ ngủ ngon. Các chất chống oxy hóa trong vỏ bưởi có khả năng tăng cường đề kháng, chống lại các căn bệnh như hen suyễn, viêm khớp…
Nếu biết tận dụng, vỏ bưởi có thể trở thành “thần dược” trong làm đẹp. Đáng kể nhất là tác dụng trị viêm da và làm đẹp da. Cụ thể như ngăn ngừa mẩn đỏ, viêm da, dưỡng ẩm da, giảm mụn trứng cá, vitamin A và C làm trắng da, giảm thâm nám. Bưởi cũng giúp chống nắng, trong vỏ bưởi có chứa lycopene nên giúp ngăn ngừa ung thư da do tia cực tím gây ra.
Đặc biệt, vỏ bưởi có hàm lượng tinh dầu lớn có khả năng dưỡng tóc rất tốt, giúp cho tóc bớt rụng, đồng thời giúp tóc óng mượt, mềm mại và chắc khỏe hơn. 4. Chữa hôi miệng. Vitamin C và tinh dầu có trong vỏ bưởi cũng là những thành phần có khả năng chống hôi miệng một cách hiệu quả.
3. Hoa bưởi
Hoa bưởi mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần mà nhiều người chưa biết tận dụng. Thậm chí, đây còn được xem là vị thuốc trong y học cổ truyền.
Hoa bưởi chứa tinh dầu nên thường được dùng để xông giải cảm. Hoa bưởi có tác dụng tích cực với hệ hô hấp, mùi hương bưởi giúp giải cảm, thư giãn, giảm stress, giúp tỉnh táo, minh mẫn… Mặt khác, hoa bưởi còn là một vị thuốc tốt có tác dụng chữa ho đờm, đau dạ dày, đau đầu do mệt mỏi, thông đại tiện, giải rượu. Hoa bưởi có chứa hàm lượng vitamin C tuyệt vời giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Uống trà hoa bưởi thường xuyên được cho là có thể tăng cường thải độc cơ thể, nhất là với gan và thận.
Hoa bưởi có thể dùng làm trà uống, nấu thành loại nước tốt cho tóc và da (Ảnh minh họa)
Về tác dụng làm đẹp, tinh dầu trong hoa bưởi giúp chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi các tác hại từ môi trường và ánh nắng mặt trời, trẻ hóa da. Tinh dầu hoa bưởi hay tinh dầu bưởi nói chung có tác dụng ngăn ngừa gàu, rụng tóc, nấm da đầu và kích thích mọc tóc vì có các thành phần có khả năng sát khuẩn như linalot và nerolidol. Tắm với nước đun cùng hoa bưởi có thể làm sạch da, giảm mẩn ngứa hiệu quả.
Điều gì xảy ra nếu bạn uống trà xanh mỗi ngày?
Trà xanh là thức uống được nhiều người yêu thích. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn uống nước trà xanh mỗi ngày?
Điều gì xảy ra nếu bạn uống trà xanh mỗi ngày?
Lợi ích sức khỏe của trà xanh
Giảm viêm: viêm nhiễm là một phản ứng tự nhiên của cơ thể, khi kéo dài có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe. Polyphenols trong trà xanh đã được khoa học chứng minh là có thể giúp giảm viêm.
Hỗ trợ chức năng não: L-theanine, một axit amin trong trà xanh, được biết đến giúp cải thiện chức năng não, tăng cường trí nhớ và giảm căng thẳng.
Theo nghiên cứu của Hiệp hội Tim Hoa Kỳ, trà xanh khi kết hợp với chế độ ăn lành mạnh có thể cải thiện chức năng não.
Cải thiện cholesterol: trà xanh hỗ trợ sức khỏe tim bằng cách giúp duy trì cholesterol khỏe mạnh. Catechin, một loại chất chống oxy hóa, có tác dụng giúp giảm cholesterol.
Nghiên cứu năm 2018 cho thấy trà xanh ảnh hưởng tích cực đến mức HDL (cholesterol tốt) và LDL (cholesterol xấu).
Hỗ trợ tiêu hóa: trà xanh giúp giảm triệu chứng của các rối loạn tiêu hóa và đầy bụng bằng cách loại bỏ sự tích tụ khí trong ruột.
Nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ trà xanh có thể cải thiện môi trường đại tràng, hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi.
Giảm nguy cơ ung thư: Polyphenols trong trà xanh giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do oxy hóa, từ đó giảm nguy cơ ung thư. Nghiên cứu năm 2019 cho thấy người thường xuyên uống trà xanh có nguy cơ bị ung thư vú thấp hơn 17% so với người bình thường.
Tác dụng phụ của trà xanh
Uống quá nhiều trà xanh có thể dẫn đến thiếu hụt sắt do tannin trong trà kết hợp với sắt và ngăn chặn hấp thụ nó trong đường ruột.
Đối với những người có thể gặp vấn đề với sắt, việc uống trà sau bữa ăn có thể cản trở hấp thụ khoáng chất này.
Ngoài ra, những người gặp khó khăn trong việc tiêu thụ caffeine cũng nên tránh trà xanh. Thay vào đó, có thể lựa chọn các loại trà hoàn toàn không chứa caffeine như bạc hà và hoa cúc.
Nên uống bao nhiêu trà xanh mỗi ngày?
Trong trà xanh chứa caffeine, và tương tự như các đồ uống khác có caffeine, việc tiêu thụ quá mức có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như lo lắng, bồn chồn, nhức đầu, buồn nôn, tăng nhịp tim hoặc khó ngủ.
Mỗi người có mức độ nhạy cảm với caffeine khác nhau, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ khuyến cáo rằng 10 tách trà xanh là giới hạn tối đa cho một người khỏe mạnh. Đối với hầu hết mọi người, ngưỡng an toàn là uống từ 3 đến 5 tách trà xanh mỗi ngày để tận hưởng những lợi ích sức khỏe.
Tác dụng của trà xanh sẽ bị giảm nếu bạn thêm đường, sữa hoặc quá nhiều mật ong. Nếu muốn tăng thêm hương vị, bạn có thể thêm một lát chanh.
Thời gian tốt nhất trong ngày để uống trà xanh là buổi sáng hoặc đầu giờ chiều để caffeine không gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, và từ 1 đến 2 giờ sau bữa ăn để hỗ trợ quá trình tiêu hóa.