Uống rượu ngâm có độc, 2 người đàn ông ở Hà Nội cùng đi cấp cứu ngày cận Tết

Hai người đàn ông trong một gia đình cùng đi cấp cứu sau khi uống 100ml rượu ngâm củ ấu tàu chứa chất độc.

Ngày 7/2 (tức 28 Tết Giáp Thìn), Bệnh viện Thanh Nhàn ( Hà Nội) cho biết bác sĩ khoa Cấp cứu vừa tiếp nhận 2 bệnh nhân trong cùng một gia đình vào viện trong bệnh cảnh tụt huyết áp, rối loạn nhịp thất phức tạp do ngộ độc Aconitin sau uống 100ml rượu ngâm củ ấu tẩu.

Hai bệnh nhân lần lượt 49 và 68 t.uổi, cùng nhau uống rượungâm củ ấu tàu. Sau uống khoảng 30 phút, cả 2 đều có biểu hiện tê môi, tê đầu lưỡi, chóng mặt, đau tức nặng ngực. Thời điểm được đưa vào khoa Cấp cứu, bệnh diễn biến ở giờ thứ 2.

Bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc Aconitin biến chứng rối loạn nhịp thất phức tạp, toan chuyển hoá rất nặng, được xử trí đặt sonde dạ dày, rửa dạ dày. Thầy thuốc cũng dùng các thuốc vận mạch, chống rối loạn nhịp thất, lọc m.áu liên tục để giải quyết tình trạng toan chuyển hoá cho bệnh nhân.

Sau lọc m.áu 12 giờ, tình trạng bệnh nhân cải thiện tốt, hết toan chuyển hoá, không còn rối loạn nhịp thất. Sau 2 ngày điều trị bệnh nhân được xuất viện.

Củ ấu tàu thường được dùng trong Đông y làm rượu thuốc để xoa bóp chữa các chứng đau, tê, nhức, mỏi. Tuy nhiên, trong thành phần của nó chứa aconitin là một chất rất độc.

uong ruou ngam co doc 2 nguoi dan ong o ha noi cung di cap cuu ngay can tet eb5 7093599
Củ ấu tàu. Ảnh: BVCC

Ngộ độc củ ấu tàu hay gặp trong trường hợp bệnh nhân tự tiện dùng thuốc mà không theo chỉ định của thầy thuốc có kinh nghiệm. Không ít bệnh nhân uống nhầm rượu xoa bóp có ngâm ấu tàu, chế biến món ăn (cháo ấu tàu, thịt hầm ấu tàu) không đúng cách… nên phải đi cấp cứu, thậm chí m.ất m.ạng.

Củ ấu tàu là rễ củ của cây ô đầu Việt Nam, thường mọc hoang ở vùng núi phía Bắc nước ta như: Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang… Độc tính acotinin được nhiều tài liệu mô tả là liều từ 0,02-0,05 mg/kg thể trọng có thể gây c.hết người. Nghĩa là với người khoảng 60kg dùng từ 1,2-3mg có thể c.hết người.

Aconitin rất độc với cơ tim. Trên hệ thần kinh, nó gây ức chế dẫn truyền các xung thần kinh làm dây thần kinh tê liệt, mất khả năng dẫn truyền. Đối với các tận cùng thần kinh cảm giác trong da và niêm mạc, giai đoạn đầu với liều lượng thấp kích thích gây ngứa, với liều cao hơn có cảm giác nóng bỏng, sau đó mất cảm giác, tê dại. Ngoài ra, aconitin còn ức chế trung tâm hô hấp.

Khi xác định bệnh nhan acó biểu hiện ngộ độc củ ấu tàu, đầu tiên có thể gây nôn, cho uống than hoạt nếu người bệnh còn tỉnh, sau đó nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Tuyệt đối không để người bị ngộ độc ở nhà để tự theo dõi và điều trị vì bệnh nhân có thể t.ử v.ong nhanh chóng do suy hô hấp hoặc loạn nhịp tim.

Vì củ ấu tàu rất độc nên người dân tuyệt đối không tự ý sử dụng. Khi dùng các chế phẩm thuốc có thành phần là củ ấu tàu phải hết sức thận trọng và theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc.

Không tự chế biến củ ấu tàu làm thức ăn. Các loại rượu ngâm ấu tàu dùng để xoa bóp phải dán nhãn rõ ràng, cất giữ nơi an toàn, xa tầm tay t.rẻ e.m và để tránh nhầm lẫn khi sử dụng.

2 người đàn ông nhập viện sau uống loại rượu ngâm ngày cận Tết

Bệnh viện Thanh Nhàn mới đây tiếp nhận 2 bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tụt huyết áp, rối loạn nhịp thất phức tạp do ngộ độc Aconitin sau uống 100ml rượu ngâm củ ấu tẩu.

2 nguoi dan ong nhap vien sau uong loai ruou ngam ngay can tet 237 7092097

Củ ấu tàu thường được dùng trong Đông y làm rượu thuốc để xoa bóp chữa các chứng đau, tê, nhức, mỏi. Tuy nhiên, trong thành phần của nó chứa aconitin là một chất rất độc. Củ ấu tàu còn gọi là ô đầu, ú tầu, gấu tầu, củ gấu rừng. Ảnh: BV

Bệnh nhân N.V.H (nam, 49 t.uổi) có t.iền sử tăng huyết áp – đái tháo đường type 2, có sử dụng rượu ngâm củ ấu tàu cùng bệnh nhân N.H.Q (nam, 68 t.uổi, cùng trong gia đình). Sau uống khoảng 30 phút, cả 2 bệnh nhân đều có biểu hiện tê môi, tê đầu lưỡi, chóng mặt, đau tức nặng ngực, được đưa vào khoa Cấp cứu Bệnh viện Thanh Nhàn là giờ thứ 2.

Lúc vào viện, bệnh nhân N.V.H được chẩn đoán: Ngộ độc Aconitin biến chứng rối loạn nhịp thất phức tạp – toan chuyển hóa rất nặng, được xử trí đặt sonde dạ dày rửa dạ dày, dùng các thuốc vận mạch, chống rối loạn nhịp thất bằng Lidocain 2%, lọc m.áu liên tục để giải quyết tình trạng toan chuyển hóa.

Sau lọc m.áu 12 giờ, tình trạng bệnh nhân cải thiện tốt, hết toan chuyển hóa, không còn rối loạn nhịp thất. 2 ngày sau điều trị bệnh nhân được xuất viện.

Theo Bệnh viện Thanh Nhàn, củ ấu tàu là rễ củ của cây ô đầu Việt Nam, thường mọc hoang ở vùng núi phía Bắc như Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang…Trong đông y, loại củ này thường được dùng trong Đông y làm rượu thuốc để xoa bóp chữa các chứng đau, tê, nhức, mỏi. Tuy nhiên, trong thành phần có chứa aconitin là một chất rất độc. Nhiều tài liệu mô tả liều từ 0,02-0,05 mg/kg thể trọng có thể gây c.hết người.

Trong trường hợp uống nhầm rượu ngâm củ ấu tàu hoặc bệnh nhân tự ý dùng thuốc có chứa aconitin, chất này ngấm rất nhanh qua da và niêm mạc dạ dày, ruột để vào m.áu gây nên các triệu chứng: đầu tiên là các rối loạn cảm giác tại chỗ, cảm giác kiến bò ở lưỡi rồi mất hết cảm giác dẫn tới tê môi, lưỡi, họng và mặt, đôi khi gây cảm giác như đầu to ra; các chi cũng có thể mất cảm giác.

Các triệu chứng khác thường gặp là: cảm thấy lo sợ, khó chịu, buồn bã chân tay, tiếp theo là các rối loạn thần kinh thực vật: buồn nôn, vã mồ hôi, chảy nước dãi, co giật thớ cơ, có thể ngất, hạ thân nhiệt, khó thở, rối loạn nhịp tim…

Vì củ ấu tàu rất độc nên bác sĩ khuyến cáo người dân tuyệt đối không tự ý sử dụng. Khi dùng các chế phẩm thuốc có thành phần là củ ấu tàu phải hết sức thận trọng và theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc có kinh nghiệm. Không tự chế biến củ ấu tàu làm thức ăn. Các loại rượu ngâm ấu tàu dùng để xoa bóp phải dán nhãn rõ ràng, cất giữ nơi an toàn, xa tầm tay t.rẻ e.m và để tránh nhầm lẫn khi sử dụng.

Khi có biểu hiện ngộ độc cần nhanh chóng xử trí cấp cứu ban đầu, sau đó đưa bệnh nhân tới bệnh viện nơi có khả năng cấp cứu, chống độc hoặc trung tâm chống độc để xử trí kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *