Đột quỵ là bệnh nguy hiểm và ngày càng phổ biến ở lứa t.uổi còn trẻ. Trong thời tiết lạnh như hiện nay càng làm tăng nguy cơ đột quỵ, vì sao lại như vậy?
Trời lạnh dễ đột quỵ
Ở Việt Nam, bệnh nhân đột quỵ tăng từ 15% đến 20% vào mùa đông. Cụ thể, ở Miền Bắc thường gặp các ca nhồi m.áu não vào tháng 11, 12, 1; Miền Trung hay gặp nhồi m.áu não vào tháng 10, xuất huyết não thường tháng 12.
Tại Miền Nam, giai đoạn tháng 11, 12, và tháng 1 xảy ra đột quỵ não nhiều như phía bắc, trong 3 tháng này số lượng bệnh nhân đột quỵ bao gồm nhồi m.áu não và xuất huyết não tùy địa phương chiếm từ 30-50 % tổng số bệnh nhân đột quỵ của cả năm.
Thời tiết lạnh có thể làm co các mạch m.áu, làm tăng áp lực lên mạch m.áu và dẫn đến tăng huyết áp, từ đó dẫn đến xuất huyết não – nguyên nhân đột quỵ phổ biến. Hơn thế nữa, khi trời lạnh, cơ thể sản xuất nhiều hồng cầu lẫn tiểu cầu, làm cho m.áu vón cục và hình thành m.áu đông, dẫn đến đột quỵ do tắc nghẽn mạch m.áu não.
Khi trời lạnh, cơ thể sản xuất nhiều hồng cầu lẫn tiểu cầu, làm cho m.áu vón cục và hình thành m.áu đông, dẫn đến đột quỵ do tắc nghẽn mạch m.áu não.
Bí quyết ngăn ngừa đột quỵ trong mùa lạnh
Khi thức dậy, việc ra khỏi chăn/giường/phòng ngủ đều là những thời điểm biến đổi nhiệt độ môi trường, cần lưu ý thay đổi từ từ tránh chênh lệch nhiệt độ quá nhiều và đột ngột. Ngoài ra, thời điểm thức dậy, cơ thể vẫn trong trạng thái nghỉ ngơi, chưa thích nghi với các hoạt động, hệ tuần hoàn hoạt động với công suất thấp, nếu thức dậy quá nhanh sẽ dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp. Bạn cần lưu ý thực hiện một số hành động ngay sau khi thức giấc để đảm bảo an toàn.
Sau khi thức giấc, bạn nằm trên giường trong khoảng 5 phút, hít thở, cử động nhẹ nhàng như duỗi tay chân giúp tăng dần tốc độ lưu thông m.áu để cơ thể thích nghi an toàn. Sau đó, bạn chậm rãi đứng dậy, ra khỏi giường trong lúc đó tranh thủ vận động hai tay một cách nhịp nhàng trong vài phút để khởi động cơ thể với cường độ cao hơn chút nữa. Việc thức dậy từ từ còn góp phần hạn chế trượt ngã ở người già.
Nên mở cửa phòng từ từ, đứng tránh một bên để phòng gió lạnh thổi vào người đột ngột, sau khi mở cửa nên đứng gần cửa khởi động thêm ít phút với động tác nhẹ rồi tiến dần ra ngoài. Người cao t.uổi nên duy trì thói quen này vào buổi sáng để có sức khỏe ổn định, tránh những nguy cơ đáng tiếc.
Cách nhận biết các dấu hiệu đột quỵ qua FAST
FACE: Mặt có cảm giác tê cứng, khi cười 1 bên mặt bị lệch, cười méo miệng, rối loạn thị lực.
ARM: Tay và chân tê mỏi hoặc không nâng được tay, chân 1 bên.
SPEECH: Nói bị líu lưỡi, không rõ chữ, không diễn đạt được.
TIME: Bạn cần gọi cấp cứu đến cơ sở y tế có khả năng cấp cứu, điều trị đột quỵ não càng nhanh càng tốt.
Khi quan sát thấy ai đó có ít nhất 1 trong 3 biểu hiện trên (lệch mặt, yếu tay chân, nói khó) hãy nghĩ đến bệnh lý đột quỵ não và lập tức gọi cấp cứu ngay không trì hoãn. Khung giờ vàng để có kết quả điều trị tốt nhất là 6 giờ đầu tiên tính từ lúc đột quỵ.
Nhiều người méo miệng, đột quỵ vì giá lạnh
Hà Nội đang trong đợt lạnh sâu với nền nhiệt độ thấp nhất từ đầu mùa đông đến nay. Các bệnh viện tiếp nhận nhiều ca đột quỵ, tim mạch…
Nhồi m.áu cơ tim, liệt dây thần kinh do bất cẩn
BS Đoàn Văn Phúc, Trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, cho biết bước vào đợt lạnh này, mỗi ngày, đơn vị này tiếp nhận 3-5 bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 7, gồm cả người già và người trẻ. Hầu hết bệnh nhân đều đến viện trong tình trạng mặt méo, miệng méo, không khép kín được mí mắt.
Nguyên nhân xuất phát từ sự chủ quan của người bệnh, đặc biệt là người trẻ. Có trường hợp bệnh nhân đi tập thể dục buổi sáng nhưng mặc không đủ ấm; Có trường hợp mở cửa đột ngột sau khi thức giấc… khiến liệt dây thần kinh số 7.
Ảnh hưởng của giá lạnh, nhiều bệnh nhân đều đến viện trong tình trạng mặt méo, miệng méo do liệt dây thần kinh số 7 (ảnh minh họa).
Còn tại Bệnh viện Tim Hà Nội, số bệnh nhân đột quỵ, nhồi m.áu cơ tim, tăng huyết áp… cũng gia tăng. Các bác sĩ lý giải vào những ngày trời lạnh, cơ thể dễ bị hạ thân nhiệt khiến tim phải làm việc nhiều hơn để giữ ấm. Điều này làm tăng khả năng nhồi m.áu cơ tim ở những người vốn có sẵn yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như tăng huyết áp, rối loạn mỡ m.áu, đái tháo đường, hút t.huốc l.á…
Thời tiết chuyển lạnh sâu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cũng điều trị nhiều trường hợp mắc các bệnh lý tim mạch, trong đó chủ yếu là người cao t.uổi và những người có t.iền sử bệnh tim mạch từ trước. TS Ngô Tuấn Anh, Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết về mùa lạnh, huyết áp thường tăng cao so với mùa hè khoảng 5 mmHg. Việc duy trì liên tục mức tăng huyết áp này sẽ làm tăng 21% các biến chứng tim mạch.
Thời tiết lạnh cũng làm tăng tiết các Catecholamin trong m.áu dẫn đến co mạch ngoại biên, làm tăng lượng m.áu trở về tim và tăng huyết áp. Đa số người dân không biết hoặc chưa kiểm soát tốt huyết áp của mình. Theo thống kê thì chỉ có khoảng 1/3 trong số bệnh nhân tăng huyết áp được điều trị và trong số những người được điều trị chỉ có 1/3 kiểm soát được huyết áp bằng thuốc.
Với người cao t.uổi, huyết áp thường không quá 140/90 mmHg. Khi thời tiết chuyển sang giá lạnh đột ngột, các mạch m.áu trong cơ thể bị co thắt lại, huyết áp tăng lên. Ngoài ra, mức huyết áp có thể tăng vọt khi đột ngột ra ngoài trời lạnh hoặc khi đi tắm rửa… Huyết áp tối đa quá 180 mmHg là điều rất đáng lo ngại. Nhiều người có t.iền sử cao huyết áp lúc đó huyết áp sẽ tăng mạnh đến 200 mmHg, nếu không phát hiện, dùng thuốc kịp thời có thể gây vỡ mạch m.áu não và t.ử v.ong.
“Đặc biệt những người bị bệnh tiểu đường nguy cơ biến chứng tăng huyết áp càng cao và dễ có cơn huyết áp kịch phát, nguy hiểm. Đối với bệnh nhân có bệnh mạch vành, khi trời lạnh nhu cầu oxy cho cơ tim tăng hơn vì thế cũng có nguy cơ xuất hiện dấu hiệu của các bệnh mạch vành như đau ngực, nhồi m.áu cơ tim cấp. Thời tiết lạnh còn làm tăng số lượng tiểu cầu, tăng hồng cầu và độ nhớt của m.áu, làm tăng nguy cơ bệnh động mạch vành, tai biến mạch m.áu não và bệnh mạch m.áu ngoại vi”, BS Tuấn Anh thông tin.
Chủ động giữ ấm để phòng bệnh
Để phòng các bệnh lý liệt dây thần kinh số 7 và tim mạch hay đột quỵ, theo khuyến cáo từ BS Tuấn Anh, vào mùa lạnh, điều quan trọng nhất là người dân cần được giữ ấm đầy đủ, đặc biệt người cao t.uổi hoặc người có t.iền sử mắc các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành.
Cần tránh ra trời lạnh đột ngột vào buổi sáng, nhất là lúc mới ngủ dậy. Khi tắm rửa cần làm ấm phòng bằng đèn sưởi và dùng nước ấm, tránh tăng huyết áp đột ngột do lạnh. Với người cao t.uổi, khi có cơn tăng huyết áp, không nên giảm huyết áp quá nhanh. Việc này rất nguy hiểm do phản ứng của mạch m.áu ở người già không tốt, nếu giảm huyết áp quá nhanh, cơ thể không thích ứng được, làm xuất hiện các triệu chứng chóng mặt, đau đầu, buồn nôn.
Những bệnh nhân bị tăng huyết áp nên uống các thuốc hạ huyết áp theo chỉ định của bác sĩ. Các thuốc tăng huyết áp cần được uống liên tục, suốt đời, không được ngừng thuốc đột ngột và cần có sự theo dõi của nhân viên y tế.
Những bệnh nhân có bệnh động mạch vành nên được theo dõi định kỳ, nhất là khi chuyển mùa, khi thời tiết thay đổi để có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.
Đối với người cao t.uổi sức đề kháng yếu và những người mắc các bệnh về tim mạch cần tuyệt đối thực hiện các biện pháp dự phòng, giữ ấm cơ thể, tránh lạnh đột ngột, luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài trời. Cần tiếp tục duy trì điều trị các bệnh tim mạch theo hướng dẫn của bác sỹ.
Đối với trẻ nhỏ mắc các bệnh tim bẩm sinh, thời tiết lạnh dễ làm bệnh tim nặng hơn, ngoài ra còn dễ khiến trẻ mắc các bệnh lý về hô hấp như viêm họng, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi. Phụ huynh cần lưu ý giữ ấm cổ và cơ thể, quàng khăn, đeo khẩu trang và hạn chế ra ngoài trời lạnh, cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ. Khi trẻ có dấu hiệu của bệnh, cần được thăm khám và điều trị tại các chuyên khoa về tim mạch.