Căn bệnh này đến từ những thói quen không ngờ trong cuộc sống.
Câu chuyện kể về gia đình bất hạnh của bà Vương sống ở Bắc Kinh, Trung Quốc khiến bất kể ai biết được, đọc được đều thấy rùng mình. Gia đình chỉ có một vài thành viên mà sau khi phát bệnh, được đưa ra kết quả chẩn đoán bác sĩ đều nói bị ung thư gan. Tuy nhiên, từ trước tới giờ gia đình bà Vương vốn có chế độ sinh hoạt lành mạnh, đến cả chồng và các con trai đều không uống rượu, hút thuốc… Ấy vậy mà đến cả cô con dâu cũng không thoát khỏi căn bệnh quái ác này.
Sau khi tìm hiểu nguyên nhân và làm các thí nghiệm phân tích, các bác sĩ, chuyên gia phát hiện ra một độc tố gây ung thư cực mạnh trên các vật dụng ăn uống của nhà bà Vương. Aflatoxin thuộc nhóm chất gây ung thư loại 1 do WHO xếp hạng – độc tính mạnh gấp 68 lần asen, 10 lần kali xyanua. 1mg aflatoxin hấp thụ vào cơ thể có thể gây ung thư, còn nếu hấp thu 20mg thì có thể trực tiếp gây tử vong. Tuy nhiên, không dễ gì nhận diện loại độc tố này vì nó aflatoxin lại không màu, không mùi, không vị.
Aflatoxin xuất hiện không chỉ trên thớt gỗ mà còn trên cả đũa gỗ mà gia đình bà dùng hằng ngày. Lí do đến từ thói quen tiết kiệm, dùng những vật dụng này lâu năm nhưng không thường xuyên rửa, phơi và thay mới của nhà bà Vương; nấm, mốc cũng hình thành từ lâu trên bề mặt đũa và thớt. Để loại bỏ độc tố này trên các vật dụng, cần phải nấu trong nhiệt độ 280 độ C.
Khi hấp thụ aflatoxin vào cơ thể, ADN đột biến nghiêm trọng, đồng thời còn làm ức chế sự tổng hợp protein. Gan sau đó bị tích tụ quá nhiều lipid, dẫn tới gây tăng sản biểu mô đường mật. Dần dần, gan bị tổn thương dẫn tới gây ung thư gan.
Độc tố aflatoxin trên thực tế còn xuất hiện ở mọi ngóc ngách trong nhà:
– Nấm, mộc nhĩ ngâm lâu: Loại gia vị khô này rất giàu protein và không chứa độc tố. Tuy nhiên, nếu ngâm nước quá lâu, các chất sẽ bị biến đổi và sản sinh ra aflatoxin hoặc vi sinh vật gây bệnh.
– Hạt bị mốc, đắng: Nếu cắn hạt hướng dương mà bạn cảm thấy có vị đắng, bạn hoàn toàn có thể nghi ngờ rằng aflatoxin đã xuất hiện trong quá trình nấm mốc và tạo nên vị đắng.
– Dầu đậu phộng kém chất lượng: Vì muốn giảm chi phí sản xuất nên một số cơ sở kinh doanh “tận dung” cả vừng, lạc hư hỏng. Tuy nhiên, loại gia vị bị hỏng này đã chứa aflatoxin, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.
– Đậu phộng, ngô, gạo dự trữ lâu ngày: Ngũ cốc để lâu, bị nấm mốc là loại thực phẩm dễ sản sinh ra aflatoxin nhất.
– Góc phòng tắm: Đây là vị trí ẩm ướt mà nấm mốc như aflatoxin rất “ưa thích”.